Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 03:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Nâng cao hiệu quả quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Thứ tư, 08/05/2024 08:05

TMO - Trước tác động của biến đổi khí hậu, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro. Để quá trình nuôi trồng thủy sản (NTTS) hiệu quả, giảm được dịch bệnh gây hại, tỉnh Lào Cai đã chú trọng, làm tốt công tác quan trắc, giám sát môi trường, đưa ra những cảnh báo kịp thời phục vụ NTTS hiệu quả, bền vững.

Trong NTTS, việc kiểm soát được chất lượng nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng dẫn đến thành công hay thất bại của vụ mùa sản xuất. Do vậy, quan trắc môi trường trong NTTS là một trong những giải pháp để NTTS hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững. 

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã tập trung làm tốt công tác quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trên toàn tỉnh, kết quả quan trắc môi trường đã kịp thời được phân tích, đánh giá nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất trong NTTS. Từ đó, đưa ra các cảnh báo tới người nuôi để có những giải pháp nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại gây ra cho các đối tượng NTTS. 

Với hơn 18.000 ha mặt nước, trong đó hơn 2.300 ha ao, hồ nhỏ; 100.000 m3 thể tích nuôi cá nước lạnh; 1.100 ha hồ chứa và hàng trăm ha ruộng canh tác hiệu quả thấp có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển ngành NTTS. Năm 2023, sản lượng thủy sản toàn tỉnh Lào Cai đạt 12.300 tấn (cá truyền thống và loài có giá trị kinh tế đạt 11.400 tấn, cá nước lạnh đạt 900 tấn), đạt 100,8% so với kế hoạch năm.

Tuy nhiên các vấn đề về môi trường, dịch bệnh, như nguồn nước ngày càng suy giảm về lưu lượng, chất lượng; ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, khiến động vật thủy sản thường xuyên bị nhiễm bệnh, từ đó gây ra nhiều khó khăn, hạn chế cho người dân trong hoạt động NTTS. Từ đó dẫn đến nhiều dịch bệnh phát triển trên động vật thuỷ sản khiến tỷ lệ chết của đàn cá có thể lên đến 70-90; các bệnh về nấm, nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, gây chết rải rác, chết nhiều ở mức độ nặng ở tất cả giai đoạn cá giống và cá thương phẩm trong suốt quá trình nuôi.

Trước thực tế trên, UBND tỉnh Lào Cai đã xây dựng phương án quan trắc, cảnh báo môi trường nước giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với Phòng NN&PTNT, phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở nuôi thủy sản định kỳ lấy mẫu để đánh giá.  Cụ thể trong năm 2023, đã lấy 276 mẫu, 1.432 chỉ tiêu phân tích (trong đó: 72 mẫu môi trường nước, 729 chỉ tiêu phân tích; 204 mẫu cá, 703 chỉ tiêu phân tích). Địa điểm lấy mẫu tại các xã: Phú Nhuận và Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Quang Kim (huyện Bát Xát), Cốc Ly (huyện Bắc Hà), Ngũ Chỉ Sơn và Ô Quý Hồ (thị xã Sa Pa).

Căn cứ kết quả xét nghiệm định kỳ hàng tháng, ngành nông nghiệp đã thông báo, khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi thủy sản về tình hình dịch bệnh, môi trường nước trong ao nuôi; hướng dẫn kỹ thuật từng thời điểm nuôi và điều trị thủy sản mắc bệnh, góp phần nâng cao chất lượng, sản lượng thủy sản.

Nguồn nước nuôi cá tầm tại tỉnh Lào Cai luôn được kiểm tra, đảm bảo để cá phát triển tốt nhất, ít nhiễm bệnh ( Ảnh minh hoạ). 

Thông tin từ hộ dân nuôi thủy sản tại huyện Bảo Thắng, ngay từ đầu mùa nắng nóng người dân đã được cơ quan chức năng cảnh báo về nguồn nước tại các ao nuôi trong thôn có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ, nguy cơ gây ngạt cho cá. Trước cảnh báo đó, dưới sự hướng dẫn sát sao của cán bộ thú ý, các hộ gia đình đã tiến hành sử dụng sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi thủy sản để phòng, trị bệnh cho cá. Bên cạnh đó thường xuyên theo dõi, điều chỉnh lượng thức ăn, tránh dư thừa gây ô nhiễm môi trường; duy trì mật độ nuôi thích hợp, tăng cường máy quạt nước, sục khí kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học để làm sạch môi trường nước…

Việc quan trắc thường xuyên tại các vùng NTTS có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp đưa ra cảnh báo kịp thời cho người nuôi chủ động theo dõi và phát hiện những nguồn tác động xấu đến môi trường ao nuôi. Từ các kết quả quan trắc này, cơ quan quản lý có thể dễ dàng đánh giá tác động của hoạt động NTTS đến môi trường xung quanh.

Để hướng tới phát triển ngành NTTS bền vững, ít dịch bệnh gây hại, tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 452/KH-UBND về quan trắc, cảnh báo môi trường NTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, trong đó nhấn mạnh đối tượng quan trắc là thủy sản nước lạnh (cá tầm, cá hồi), các đối tượng nuôi cá truyền thống và loài cá có giá trị kinh tế cao. Về địa điểm quan trắc với thuỷ sản nước lạnh là 02 điểm tại phường Ô Quý Hồ, xã Ngũ Chỉ Sơn của thị xã Sa Pa.

Đối với vùng nuôi cá truyền thống, có giá trị cao sẽ thực hiện quan trắc tại huyện Bảo Thắng (02 điểm tại xã Phú Nhuận và thị trấn nông trường Phong Hải); huyện Bát Xát (xã Quang Kim); huyện Bắc Hà quan trắc vùng nuôi trồng thủy sản trong lồng, bè trên hồ thủy điện 01 điểm tại xã Cốc Ly. Kết quả quan trắc môi trường nước thường xuyên  tại tỉnh Lào Cai có ý nghĩa quan trọng, giúp người nuôi nắm được hiện trạng môi trường để có biện pháp quản lý chất lượng nước phù hợp bảo vệ môi trường, thúc đẩy đầu tư thâm canh sản xuất từ đó nâng cao giá trị sản xuất/ha canh tác.

Bên cạnh đó các ao nuôi cần sử dụng nguồn nước đã được diệt khuẩn kỹ trước khi cấp nước vào ao nuôi. Đối với ao nuôi có hiện tượng ô nhiễm hữu cơ cần xử lý vi sinh/ chế phẩm sinh học để giảm thiểu các chất hữu cơ dư thừa trong ao nuôi, cải thiện chất lượng nước…Từ đó hướng đến phát triển ngành NTTS bền vững, sạch bệnh, hiệu quả kinh tế cao và nhất là bảo vệ môi trường sinh thái.

 

 

Đình Thắng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline