Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 11:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Nâng cao hiệu quả phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Thứ tư, 17/05/2023 08:05

TMO - Hiện nay, nhiều địa phương đang bám sát quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 để triển khai công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn, góp phần giảm ngân sách Nhà nước, thúc đẩy nền công nghiệp tái chế, nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Tại Đà Nẵng, UBND thành phố vừa ban hành kế hoạch triển khai phân loại chất thải rắn (rác) sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong năm 2023, nhằm giảm thiểu tối đa khối lượng rác thải phát sinh và xử lý tại khu xử lý tập trung, góp phần tối ưu các chi phí đầu tư, xử lý của thành phố, sớm đáp ứng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020...

Theo đó, địa phương này hướng đến mục tiêu trong năm 2023, thành phố có hơn 90% số tổ dân phố triển khai phân loại rác và 90% số hộ gia đình phân loại rác hiệu quả tại địa bàn khu dân cư; hơn 70% cơ sở trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hơn 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, du lịch và 100% trường học, cơ sở y tế trên địa bàn thành phố phân loại rác bảo đảm theo phương thức chung của thành phố; hơn 80% chợ, siêu thị, trung tâm thương mại được tuyên truyền, hướng dẫn và thực hiện phân loại rác.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng, điểm mới trong kế hoạch lần này ngoài việc mở rộng việc phân loại rác trên toàn địa bàn thì thành phố yêu cầu các quận, huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị đầy đủ về phương thức, nguồn lực để tiến tới "cột mốc" phân loại rác trên cả nước từ năm 2025. Về thành phần rác được phân loại, toàn Đà Nẵng triển khai đồng bộ phân loại rác có khả năng tái sử dụng, tái chế (gồm: các loại giấy, nhựa, kim loại) và các loại rác nguy hại (bóng đèn huỳnh quang hư, pin và ắc-quy đã qua sử dụng, vỏ chai và lọ đựng hóa chất...).

Thành phố Đà Nẵng tiếp tục triển khai hiệu quả kế hoạch phân loại chất thải rắn tại nguồn năm 2023. 

Ngoài ra, trong kế hoạch lần này, tùy thuộc vào điều kiện của các phường, xã, Đà Nẵng cũng cho triển khai thực hiện thí điểm phân loại chất thải thực phẩm (gồm thực phẩm nhà bếp trước và sau sơ chế, chế biến; thực phẩm thừa, quá hạn sử dụng; dầu thải; rác vườn...); chất thải cồng kềnh (tủ, giường, nệm, bàn, ghế, vật dụng, gốc cây, thân cây, cành cây...); chất thải từ hoạt động cải tạo, phá dỡ công trình xây dựng của hộ gia đình, cá nhân.

Sở TN&MT thành phố Đà Nẵng, với việc triển khai đồng loạt các giải pháp nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, tăng tỷ lệ phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, năm 2022, đã có 89,46% số hộ gia đình, 88,91% số tổ dân phố, 79,69% cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, 100% trường học phân loại rác. Kết quả thu về có hơn 1.717 tấn rác tài nguyên được thu gom, tái chế, thu được tổng số tiền trên 4 tỷ đồng; hơn 330.000 kg rác nguy hại được thu gom sau phân loại, trong đó chủ yếu là pin, bóng đèn; khoảng 5.082 tấn chất thải rắn xây dựng và rác cồng kềnh, kích thước lớn được thu gom.

Lâm Đồng là 1 trong 15 tỉnh, thành phố trong cả nước được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lựa chọn tham gia Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”. Dự án thúc đẩy các tổ, nhóm nông dân tham gia dự án; hội thảo khởi động và kết nối cấp tỉnh; tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ; tham quan, chia sẻ kinh nghiệm; tổ chức sự kiện truyền thông, tuyên truyền; hỗ trợ xây dựng mô hình xử lý rác thải hữu cơ. Dự án sẽ được thực hiện điểm tại các địa phương gồm: Phường 8, 9, 12 (TP Đà Lạt); xã Liên Hiệp, Hiệp Thạnh, thị trấn Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng), xã Đạ Kho, Triệu Hải, thị trấn Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh). Cụ thể, dự án đặt mục tiêu xây dựng thành công các mô hình về xử lý rác thải hữu cơ điển hình, làm điểm sáng để nhân rộng.

Mục đích của dự án là nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và  phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững. Xây dựng và nhân rộng các mô hình về chuyển đổi chất thải thành nguồn thức ăn dinh dưỡng phục vụ chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất, tạo việc làm, thu nhập cho người nông dân.

Lâm Đồng là 1 trong 15 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”. 

Tại TP.HCM, mỗi ngày địa phương này phát sinh khoảng 9.700 tấn CTRSH, tỷ lệ tăng khối lượng hàng năm khoảng 6 - 10%; khối lượng rác sinh hoạt bình quân đầu người của thành phố khoảng 0,98kg/người/ngày. Việc tăng nhanh chóng CTRSH đô thị với tính chất, thành phần đa dạng phức tạp đã trở thành áp lực cho các nhà quản lý và các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý. Vì vậy, phân loại CTRSH tại nguồn là một trong những giải pháp được thực TP.HCM triển khai thực hiện từ rất sớm.

Từ đầu năm 2021, TP.HCM thay đổi cách thức phân loại, CTRSH trên địa bàn thành phố được phân loại thành 2 nhóm: Nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế và nhóm chất thải còn lại. Tuy nhiên, theo đánh giá thực tế, dù đã được thí điểm và triển khai từ sớm nhưng chương trình phân loại CTRSH tại nguồn của TP.HCM đến nay vẫn còn gặp khó khăn, vướng mắc và chưa đạt theo yêu cầu đề ra. Sở TN&MT TP.HCM cho biết: Để nâng cao hiệu quả Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, bám sát theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, TP.HCM sẽ tổ chức thực hiện đồng bộ các dự án đầu tư phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, trung chuyển với các dự án đầu tư xây dựng các khu, nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn theo quy hoạch được duyệt.

Cùng với đó, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh công tác thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ sắp xếp lực lượng thu gom rác dân lập; hoàn thiện việc chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH tại nguồn. Đồng thời, TP.HCM cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân hiểu quy định bắt buộc phải phân loại CTRSH tại nguồn. Cuối năm 2022, Sở TN&MT đã tham mưu UBND TP.HCM triển khai lộ trình thực hiện theo Luật Bảo vệ môi trường 2020; đồng thời, chỉ đạo các quận, huyện và TP.Thủ Đức cần có bước chuẩn bị để đảm bảo thực hiện phân loại CTRSH nguồn thành 3 loại, chậm nhất đến ngày 31/12/2024 theo quy định của Luật. 

 

 

Lê Hải 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline