Hotline: 0941068156

Thứ năm, 26/12/2024 02:12

Tin nóng

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

Thứ năm, 26/12/2024

Nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn

Thứ tư, 25/12/2024 06:12

TMO - Hoạt động thu gom, xử lý nước thải, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực nông thôn có ý nghĩa quan trọng, đóng góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Việc thúc đẩy nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn sẽ thay đổi nhận thức, cải thiện được sức khoẻ, tinh thần cho người dân, khiến những vùng làng quê trở thành nơi đáng sống.

Với chủ trương “Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường”, thời gian qua, cùng sự tham gia vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, công tác bảo vệ môi trường trên các vùng quê của cả nước đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững.

Thành công này là kết quả từ những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc nâng cao tiêu chí môi trường - một thách thức lớn và cũng là điểm nhấn trong hành trình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu sáng - xanh - sạch - đẹp. Không chỉ mang lại môi trường, điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ các chức năng môi trường, cảnh quan nông nghiệp, nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái đem lại thu nhập cho người dân và bảo tồn văn hóa bản địa, xây dựng lối sống thân thiện, hài hòa, bền vững với thiên nhiên.

Bên cạnh những thuận lợi, việc bảo vệ môi trường nông thôn trên cả nước vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Hiện nay, khu vực nông thôn tại Việt Nam chiếm 80% diện tích, 67% dân số cả nước.

Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ TN&MT), tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên phạm vi cả nước khoảng 67.877,34 tấn/ngày; trong đó, khu vực đô thị phát sinh khoảng 38.143,05 tấn/ngày; khu vực nông thôn khoảng 29.734,30 tấn/ngày.

Với lượng rác thải phát sinh lớn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân sinh sống ở nông thôn. Theo Lãnh đạo  Hội Nông dân Việt Nam, với đặc thù của nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: Xu thế dịch chuyển các hoạt động sản xuất từ đô thị về khu vực nông thôn, nhất là các loại hình có nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao.

Bên cạnh đó các dòng chất thải dịch chuyển từ đô thị về nông thôn để tái chế, xử lý; nhu cầu hàng hóa gia tăng, nên khu vực nông thôn phải gánh chịu nhiều hậu quả của tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng, diệt cỏ và rất nhiều các hóa chất khác gây áp lực không nhỏ đến môi trường nông thôn. Trong khi đó, nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường rất hạn chế, chất thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được thu gom, phân loại, xử lý kịp thời.

Nhân dân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm tại huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu). (Ảnh minh hoạ). 

Tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp, rơm rạ sau thu hoạch tại cánh đồng diễn ra rất phổ biến mà chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu. Trước đó, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 đã nêu rõ: “Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.

Đồng thời kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, các chính sách về quản lý chất lượng môi trường, nhất là chính sách về bảo vệ môi trường nông thôn đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, trong đó lấy chất lượng môi trường nông thôn là nền tảng, là mục tiêu để bảo vệ. Do đó, ngày 22/11/2017, Hội Nông dân Việt Nam cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký Chương trình phối hợp số 48-2017/CTPH-HND-BTNMT trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giai đoạn 2018-2023.

Trọng tâm của chương trình phối hợp là tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, nước thải sinh hoạt, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp, chất thải làng nghề, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh-sạch-đẹp. Các cấp Hội thường xuyên phát động và tuyên truyền về các chủ đề như: “Chương trình ngày thứ bảy nghĩ xanh, mua sạch”; “Đẹp nhà, Sạch đường, Sạch đồng ruộng”; “Nói không với túi ni-lông”…

Các cấp Hội cũng đã chủ động phối hợp các nhà khoa học, các nhà quản lý, các nhà xuất bản để in ấn và phát hành hàng vạn cuốn tài liệu, tờ gấp, tờ rơi… cung cấp cho cán bộ hội viên nông dân, trong đó có các ấn phẩm như: “Hỏi đáp về môi trường”; “Cẩm nang về môi trường”;…Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, để từng bước nâng cao chất lượng môi trường khu vực nông thôn ở nước ta hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp Hội nông dân tích cực tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động của toàn xã hội nói chung và hội viên nông dân cả nước nói riêng về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Lồng ghép việc thực hiện các chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường trong các mô hình, hoạt động phong trào của các cấp hội. Tập trung nguồn lực giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường nông thôn, đặc biệt là xử lý nước thải làng nghề; cải tạo, phục hồi môi trường các lưu vực sông, hồ chứa, công trình thủy lợi bị ô nhiễm; thực hiện hiệu quả việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao bì, thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu chất thải nhựa.

Công tác vệ sinh môi trường được người dân tích cực hưởng ứng. (Ảnh minh hoạ). 

Tái chế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vi sinh, hữu cơ trong canh tác và phát triển kinh tế nông nghiệp; bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển. Mặt khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc đổi mới, phát huy, vai trò, vị trí của nông dân và các cấp hội để cùng chung tay, góp sức thực hiện mục tiêu phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin hoặc các nền tảng trực tuyến để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và các nguồn lực giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với Hội Nông dân Việt Nam và cộng đồng nông dân. Đặc biệt, thúc đẩy phát triển, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; đề xuất chính sách thu hút các dự án đầu tư sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong nông nghiệp.

Tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới là tiêu chí quan trọng tại các địa phương trên cả nước. Do đó, thời gian qua, các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị cũng như các địa phương và người dân trên cả nước đã quan tâm cải thiện, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.

Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể thường xuyên phát động, xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, tích cực triển khai công tác truyền thông về BVMT nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường. Từ đó, diện mạo nông thôn tại hầu hết các vùng nông thôn đã có nhiều khởi sắc, ngày càng đổi mới, xanh, sạch và đẹp hơn.

 

Hải Minh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline