Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 02:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Nam Định ứng dụng thiết bị bay không người lái trong trồng lúa

Chủ nhật, 07/07/2024 16:07

TMO - Hướng tới phát triển nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, tỉnh Nam Định đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình sản xuất, chăm sóc cây nông nghiệp. Là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn, người dân đã đẩy mạnh sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa để phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho lúa, mang lại hiệu quả tích cực.

Thông tin từ Cục Thống kê tỉnh Nam Định, vụ Xuân năm 2024, toàn tỉnh gieo trồng 70.256ha lúa, sản xuất lúa vụ Xuân diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, cây trồng sinh trưởng phát triển khá. Năng suất lúa vụ Xuân đạt 69,53 tạ/ha, tăng 0,03% so với cùng kỳ, sản lượng thóc đạt 488.466 tấn. Tính chung, sản lượng lương thực có hạt vụ Đông Xuân năm 2024 đạt 498.693 tấn.

Để đạt được kết quả như vậy là nhờ sự tăng cường ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại của người dân trong quá trình trồng và chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho cây lúa. Để phòng trừ sâu bệnh cho cây lúa trong vụ Xuân 2024, nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp ở các địa phương tỉnh Nam Định đã ứng dụng thiết bị bay điều khiển từ xa (máy bay không người lái) thực hiện phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa.

Các hợp tác xã (HTX), dịch vụ nông nghiệp, các doanh nghiệp của tỉnh Nam Định cũng nhanh chóng, kịp thời bắt nhịp với công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên đã liên kết với hàng trăm HTX, hộ nông dân có diện tích cấy lúa từ hàng chục hecta trở lên để hình thành chuỗi liên kết giá trị từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch lúa đến chế biến, tiêu thụ gạo.

Đơn cử như doanh nghiệp chế biến gạo tại xã Yên Lương (huyện Ý Yên) cho biết, những năm gần đây, diện tích liên kết sản xuất lúa của doanh nghiệp với nông dân tại các địa phương trong tỉnh không ngừng tăng, mỗi năm đạt khoảng 980ha. Qua các vụ sản xuất, người dân đã tin tưởng vào hiệu quả sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa phun thuốc BVTV. Trong chương trình mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất lúa, doanh nghiệp đang hỗ trợ một phần công phun, người dân chỉ phải bỏ tiền mua thuốc BVTV. 

Nhiều địa phương, HTX trên địa bàn tỉnh Nam Định như huyện Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản… cũng đang đẩy mạnh áp dụng phương thức phun phân bón, thuốc BVTV cho lúa bằng thiết bị bay điều khiển từ xa. Một số HTX dịch vụ nông nghiệp đã ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ tổ chức phun phòng trừ sâu, bệnh cho 20-40% diện tích lúa trên địa bàn .

Bên cạnh đó, người dân cũng đẩy mạnh ứng dụng máy bay không người lái trên cánh đồng lúa của mình. Đơn cử như hộ gia đình anh Phan Văn Nho (thuộc đội 8, xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh), vụ Xuân 2024 hộ anh Nho canh tác hơn 12ha với các giống lúa VNR20, nếp Cô Tiên và nếp Ngọc Lan. Toàn bộ diện tích lúa xuân của anh được ký hợp đồng đơn vị doanh nghiệp phun phân bón lá, thuốc trừ sâu, bệnh bằng thiết bị bay điều khiển từ xa. Với diện tích sản xuất lớn, việc ký hợp đồng với doanh nghiệp phun phân bón lá hữu cơ, phun thuốc BVTV là giải pháp hiệu quả giúp giảm chi phí đầu tư, tiết kiệm phân, thuốc, bảo đảm hiệu quả chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa.

Máy bay không người lái hỗ trợ hiệu quả công tác phun thuốc BVTV, bón phân cho cánh đồng lúa của người dân tỉnh Nam Định. (Ảnh: NA). 

Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Nam Định thông tin, vụ Xuân 2024 này diện tích lúa được chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bằng thiết bị bay điều khiển từ xa đã tăng hàng nghìn hecta so với những năm trước và đang tiếp tục có xu hướng gia tăng trong những vụ tới.

Tại huyện Trực Ninh, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ cho một doanh nghiệp ứng dụng thiết bị bay HLD18 phun thuốc BVTV phòng trừ các đối tượng gây hại trên lúa. Trung bình 1 thiết bị bay có thể phun 20ha lúa.

Việc sử dụng máy bay không người lái đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 5% lượng thuốc BVTV, giảm 95% lượng nước so với phương thức truyền thống, tiết kiệm sức lao động và giảm đáng kể việc tiếp xúc trực tiếp giữa người lao động với hoá chất độc hại. Hiện doanh nghiệp trên đang xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ trên diện tích hơn 50ha sử dụng máy làm đất, máy cấy lúa, mạ khay, thiết bị bay điều khiển từ xa phun phân bón, thuốc BVTV và thu hoạch bằng máy gặt.

Các mô hình sử dụng thiết bị bay điều khiển từ xa đã bước đầu khẳng định được hiệu quả tích cực. Việc sử dụng thiết bị bay giúp phân bón, thuốc BVTV bám đều trên cây lúa, hạn chế tối đa thuốc bị rơi thẳng xuống ruộng nước, nâng cao hiệu quả chăm bón, phòng trừ sâu bệnh. Năng suất sử dụng thiết bị bay cao gấp nhiều lần so với sức người phun thủ công.

Việc phòng trừ sâu, bệnh trên cánh đồng được thực hiện đồng loạt, không còn tình trạng các hộ phun không cùng thời điểm. Chi phí công phun thuốc BVTV chỉ bằng khoảng 50% so với phun thủ công. Việc quản lý thuốc BVTV cũng được tốt hơn do nguồn thuốc, chủng loại sử dụng được kiểm soát qua hợp đồng ký với đơn vị dịch vụ. Đặc biệt trong quá trình sử dụng, toàn bộ vỏ bao bì thuốc BVTV được tập trung thu gom, xử lý theo hình thức xử lý rác thải nguy hại, góp phần bảo vệ môi trường đồng ruộng…Hiệu quả của việc áp dụng cơ giới vào sản xuất nông nghiệp nói chung, khâu phun thuốc BVTV nói riêng đã được chứng minh. Diện tích lúa áp dụng phun thuốc BVTV tiếp tục được mở rộng cả về quy mô và diện qua hàng vụ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ nhất là sự hỗ trợ từ thiết bị bay không người lái không chỉ giải phóng sức lao động của người dân mà còn cung ứng dịch vụ cho nhiều nông dân khác, mang lại thu nhập ổn định, giảm chi phí và nhân công lao động. Tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là một giải pháp quan trọng trong tiến trình thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

 

 

Như Quỳnh

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline