Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 23:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Luật Đất đai 2024: Gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực đất đai

Thứ năm, 07/03/2024 07:03

TMO - Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai được cả xã hội đón nhận với mong đợi những điểm nghẽn, nút thắt về chính sách sẽ nhanh chóng được tháo gỡ, khơi thông. Từ đó, phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai; góp phần tạo ra những nguồn lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội...

Tại Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai (sửa đổi), kết nối trực tuyến tới 500 điểm cầu tại 63 địa phương và cả cấp huyện trên cả nước, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh đã tái khẳng định vai trò quan trọng của Luật Đất đai trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước… Tuy nhiên, công tác quản lý và sử dụng đất đai theo Luật Đất đai 2013 trong thời gian qua còn tồn tại, hạn chế, bất cập; một số nội dung của pháp luật có liên quan chưa thống nhất, đồng bộ với pháp luật về đất đai; việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý chưa được thực hiện tốt; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.

Vì thế để khắc phục những tồn tại, Trung ương đã ban hành nhiều Nghị quyết có  liên quan đến đất đai. Đặc biệt, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao  với 5 quan điểm, 3 mục tiêu tổng quát, 6 mục tiêu cụ thể, 06 nhóm giải pháp và 8 nhóm chính sách lớn trong hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đất đai và tổ chức thực thi chính sách này là cơ sở chính trị rất quan trọng để hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai.  

Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương và 260 điều là sự kiện quan trọng, đánh dấu những đổi mới về chính sách, pháp luật đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Quá trình xây dựng dự án luật thể hiện ý chí thống nhất cao từ Trung ương tới địa phương, nỗ lực của các cơ quan chuyên môn, ban, bộ, ngành trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp. Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua với nhiều nội dung mới mang tính đột phá, quan trọng góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. 

Luật Đất đai 2024 với hàng loạt chính sách mới khi có hiệu lực triển khai được kỳ vọng là sẽ khơi thông, phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai. 

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết Luật Đất đai 2024 đã trải qua 9 lần sửa đổi, thể hiện tầm quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Trong đó, về tài chính giá đất, Luật đã có chính sách ổn định tiền thuê đất hàng năm. Cụ thể: Tiền thuê đất hằng năm được áp dụng ổn định cho chu kỳ 05 năm tính từ thời điểm Nhà nước quyết định cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gắn với việc chuyển sang hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm.

Tiền thuê đất cho chu kỳ tiếp theo được tính căn cứ vào bảng giá đất của năm xác định tiền thuê đất tiếp theo. Trường hợp tiền thuê đất tăng so với chu kỳ trước thì tiền thuê đất phải nộp được điều chỉnh nhưng không quá tỷ lệ do Chính phủ quy định cho từng giai đoạn. Tỷ lệ điều chỉnh do Chính phủ quy định cho từng giai đoạn không quá tổng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hằng năm cả nước của giai đoạn 05 năm trước đó…

Về phương pháp định giá đất, Luật quy định cụ thể các phương pháp định giá đất, bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất, đồng thời giao Chính phủ quy định phương pháp định giá đất khác 4 phương pháp trên sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quy định trường hợp, điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất; trường hợp áp dụng các phương pháp định giá đất để xác định giá đất cụ thể mà có kết quả thấp hơn giá đất trong Bảng giá đất thì sử dụng giá đất trong Bảng giá đất. 

Về nội dung được nhiều người quan tâm là vấn đề thu hồi đất, trưng dụng đất (gồm 13 điều, từ Điều 78 đến Điều 90), Điều 79 của Luật đã quy định cụ thể 31 trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp này phải là các dự án: Xây dựng công trình công cộng; xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, công trình sự nghiệp; các trường hợp khác, bao gồm nhiều nhóm tiêu chí như: nhà ở, khu sản xuất, phát triển quỹ đất, khoáng sản, công trình ngầm và các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để đấu giá, đấu thầu nhằm tăng thu ngân sách...  

Luật cũng quy định cụ thể căn cứ, điều kiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; bổ sung, quy định cụ thể hơn một số trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; bổ sung một số trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất cho đầy đủ như thu hồi đất do bị thu hồi rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, thu hồi đất trong trường hợp chấm dứt dự án đầu tư... Quy định cụ thể trường hợp thu hồi đất liên quan đến quốc phòng, an ninh

Đồng thời, phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục mục quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà không phân biệt theo đối tượng sử dụng đất như Luật Đất đai năm 2013. Quy định trường hợp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là tài sản công thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của Luật này thì không phải thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đẩy nhanh nhất tiến độ xây dựng nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. 

Ngay sau khi Luật Đất đai 2024 được thông qua, lãnh đạo TP Hà Nội đã có chỉ đạo triển khai thi hành Luật trên địa bàn. Cụ thể: UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 990/VP-TNMT ngày 23/01/2024 thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông về việc giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các Sở: Tư pháp, Tài chính, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các quận, huyện, thị xã nghiên cứu, cập nhật, tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2024.

Sở TN&MT thành phố đã chủ động nghiên cứu, xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 trên địa bàn Thành phố (gồm các nội dung: Mục đích yêu cầu; xây dựng các văn bản quy định chi tiết Luật đất đai thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố; phân công đơn vị thực hiện; tiến độ thời gian thực hiện, tổ chức tuyên truyền…). Hiện, Sở TN&MT đang tổng hợp ý kiến các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã tham gia  góp ý vào dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Tính đến ngày 6/3, đã có 8 sở, ngành và 10 UBND cấp huyện có văn bản tham gia ý kiến góp ý dự thảo. Dự kiến trong tháng 3/2024, Sở TN&MT sẽ hoàn thành văn bản tham mưu UBND Thành phố góp ý dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai theo đề nghị của Bộ TN&MT.

Lãnh đạo UBND TP.HCM phản ánh hiệu ứng của Luật Đất đai 2024 đã giúp 2 tháng đầu năm nay số hồ sơ nhà đất cần giải quyết tăng hơn 18.000 hồ sơ so với năm 2023, nguồn thu thuế tăng 45% so với cùng kỳ, góp phần đưa tổng thu của TP.HCM tăng khoảng 13%.Ngay sau khi bộ Luật đặc biệt quan trọng này được thông qua, lãnh đạo UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở TN&MT chuẩn bị tốt nhất nhân lực để triển khai hiệu quả Luật.

Trước đó, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành TN&MT TP.HCM, lãnh đạo UBND TP.HCM đã yêu cầu Sở TN&MT cần chuẩn bị tốt nhân lực để triển khai hiệu quả Luật, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong năm 2024. Vì đây là bộ Luật rất quan trọng, có nội dung đồ sộ, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của TP.HCM, đặc biệt là giúp thành phố tháo gỡ rất nhiều “điểm nghẽn”, khơi thông nguồn lực đất đai để phát triển nhanh, bền vững.

Theo Sở TN&MT TP.HCM, nhiệm vụ trước mắt là đội ngũ cán bộ, viên chức phụ trách lĩnh vực đất đai phải chủ động nghiên cứu kỹ các nội dung của Luật Đất đai 2024, nhất là các điểm mới, bổ sung, chỉnh sửa, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến những vướng mắc của thành phố. Đồng thời, Sở TN&MT TP.HCM sẽ cử đại diện lãnh đạo Sở, phòng ban và chuyên viên phụ trách tham dự đầy đủ, nghiêm túc và tích cực đóng góp ý kiến tại các hội nghị tập huấn Luật do các đơn vị của Bộ TN&MT tổ chức.

Trên cơ sở đó, Sở TN&MT sẽ rà soát toàn bộ các quy định hiện hành trong lĩnh vực đất đai do UBND Thành phố ban hành; nghiên cứu kỹ nội dung các dự thảo Nghị định thi hành Luật Đất đai 2024 do Bộ TN&MT xây dựng, lấy ý kiến. Khi các Nghị định của Chính phủ được ban hành, TP.HCM sẽ ban hành ngay hệ thống văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương, đảm bảo tính khả thi cao nhất khi Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Tại Quyết định 222/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai, Bộ TN&MT được giao xây dựng trình Chính phủ 6 Nghị định, ban hành theo thẩm quyền 4 Thông tư. Hiện nay, Bộ đang khẩn trương xây dựng các Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành và lấy ý kiến các địa phương để hoàn thiện.

Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã giao đầy đủ các nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cần tập trung vào việc chỉ đạo rà soát và ban hành các văn bản theo thẩm quyền, trong đó tập trung vào nhiệm vụ xây dựng bảng giá đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không giấy tờ; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai; rà soát đất nông lâm trường… để khi Luật có hiệu lực đảm bảo sự đồng bộ, giải quyết các tồn tại, vướng mắc.

Bộ trưởng Bộ TN&MT cũng đề nghị các địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Đoàn thể, các Hội đẩy mạnh tuyên truyền những điểm mới của Luật Đất đai 2024 để Luật đi vào cuộc sống. Đồng thời, cho biết, Bộ đang giao Thứ trưởng Lê Minh Ngân và 3 đơn vị lĩnh vực đất đai phối hợp với địa phương hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền. Bộ TN&MT cũng đề nghị các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục tham gia tuyên truyền sâu rộng những nội dung của Luật để Luật đi vào cuộc sống để cơ quan quản lý, người dân, doanh nghiệp thực hiện khi Luật có hiệu lực.

 

 

Mai Hương 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline