Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 24/01/2025 20:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ sáu, 24/01/2025

Lễ hội xuân: Nơi bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc vùng cao

Thứ ba, 13/02/2024 19:02

TMO - Lẫn trong tiếng khèn dìu đặt, tiếng sáo gọi bạn vi vút ngân vang vào vách núi, là náo nức tiếng hát giao duyên trầm bổng của những đôi trai gái xúng xính quần áo, váy mới, hòa cùng bản nhạc của hoa đào, hoa mận, của mầm xanh cựa mình vươn chồi biếc, tạo nên một cung đàn mùa xuân đầy màu sắc giữa đất trời vùng cao phía Bắc. Lên vùng cao những ngày đầu xuân, không khí rạo rực và tưng bừng của lễ hội xuân khiến lòng người phấn chấn, thêm yêu vùng đất này.

Khác với lễ hội ở vùng đồng bằng, lễ hội xuân vùng cao phía Bắc thường đa dạng và mang đậm bản sắc, gắn với những triết lý nhân sinh từ ngàn đời của các dân tộc vùng cao. Trong đó, phải kể đến lễ hội xuống đồng của dân tộc Tày, lễ hội Gầu Tào, Say Sán của dân tộc Mông, lễ cúng rừng của dân tộc Mông, lễ hội Xên bản, Xên mường của dân tộc Thái, Roóng poọc (cầu mùa màng) của dân tộc Giáy ở Lào Cai…

Mỗi lễ hội của đồng bào các dân tộc vùng cao đều mang nét bản sắc văn hóa riêng. Lễ hội xuống đồng hay còn gọi là hội cầu mùa của đồng bào dân tộc Mường thường được tổ chức vào đầu tháng giêng âm lịch hàng năm. Nét đặc sắc của lễ hội là nghi thức rước vía lúa có từ hàng ngàn năm để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con người được bình an, khỏe mạnh. Những bó lúa đẹp nhất được rước, dâng cúng thần linh, sau những nghi thức tâm linh, lúa giống sẽ được phân phát về cho các bản, mở đầu cho mùa sản xuất trong năm. Lễ hội được tổ chức gắn với lễ hội thể thao văn hóa các dân tộc nên thu hút cả các dân tộc anh em khác đến chung vui. Những tiết mục văn hóa văn nghệ dân gian của các dân tộc khác như các địa múa của các dân tộc: Dao, Tày, Nùng, múa khèn của người Mông… trình diễn trong lễ hội đã góp phần tăng cường tình đoàn kết các dân tộc.

Đặc biệt, trong những lễ hội của động bào các dân tộc vùng cao thường diễn ra cùng với các trò chơi dân gian như: ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn, múa khốn, múa ụ, chơi cầu lông gà, hát ống, hát dân ca, thi đua ngựa, bắn nỏ...Những trò chơi dân gian từ lâu đã trở thành hồn cốt của những lễ hội. Ném còn là  trò chơi cổ truyền độc đáo của đồng bào dân tộc Mường, Năm nào cũng vậy trong lễ hội cầu mùa xuống đồng đầu năm của đồng bào Mường không thể thiếu trò chơi ném còn. Những chàng trai cô gái tung quả còn nhiều màu sắc bay qua vòng tròn treo trên cao như sợi dây kết nối tình yêu, tình con người nơi bản Mường.

Trong khí rộn ràng đầu năm mới, đồng bào thường tổ chức nhiều lễ hội, trong đó phải kể đến lễ hội Gàu Tào, một lễ hội đặc sắc, tái hiện  hiện không gian văn hóa đậm đầ bản sắc của dân tộc Mông. Các nghi lễ trong Lễ hội Gàu Tào mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh với ý nghĩa cầu thần linh ban cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người yên, vật thịnh. Các nghi lễ như nhắc nhở con cháu người Mông tiếp nối và giữ gìn các phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Tại Lễ hội Gàu Tào, khi tiếng trống được gióng lên cũng là lúc bà con người Mông hòa vào phần hội sôi động với các trò chơi dân gian thể hiện tinh thần thượng võ của các chàng trai người Mông như trò đẩy gậy, thi giã bánh dày, hay các màn vũ điệu thổi khèn đặc trưng của người Mông... Sự hứng khởi của lễ hội chính là động lực giúp bà con người Mông  hăng say lao động xây dựng cuộc sống mới nơi vùng cao.

Lễ hội mùa xuân ở vùng cao phía Bắc không chỉ mang giá trị văn hóa tâm linh mà còn là dịp để đồng bào gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa mang bản sắc của dân tộc mình, giáo dục thế hệ trẻ biết yêu quý những gì cha ông để lại, gắng sức xây dựng một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. 

 

 

BÙI HOÀNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline