Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 02:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Thứ ba, 13/06/2023 13:06

TMO - Tỉnh Phú Yên chú trọng triển khai hiệu quả nhiệm vụ quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản, qua đó đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, động thực vật thủy sinh.

Phú Yên là tỉnh ven biển có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm qua, hàng nghìn hộ dân nơi đây đã sống dựa vào nuôi trồng thủy sản với các đối tượng nuôi chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, cá biển... Có thể nói nghề nuôi trồng thủy sản góp phần không nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản tỉnh này. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2022 ước đạt 2.676 ha (trong đó tôm nước lợ đạt 2.160 ha tăng 2,28% so với cùng kỳ (tôm sú 260 ha tăng 0,04%; tôm thẻ chân trắng 1.900 ha tăng 2,59%), cá các loại đạt 276 ha tăng 1,66%; thủy sản khác đạt 240 ha tăng 7,1% so với cùng kỳ.

Tổng số lồng, bè nuôi trồng thủy sản khoảng: 112.379 lồng tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 12.426 tấn tăng 57,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó sản lượng cá 1.309 tấn tăng 41,6%; sản lượng tôm 10.533 tấn tăng 57,8% (tôm thẻ chân trắng 8.219 tấn, tôm sú 248 tấn, tôm hùm 2.066 tấn), thủy sản khác 585 tấn. 

Trong năm 2022 Chi cục Thủy sản đã thực hiện 25 đợt thu mẫu quan trắc, cảnh báo môi trường nước nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm trên địa bàn thị xã Đông Hòa, Sông Cầu và huyện Tuy An. Trong đó 23 đợt thu mẫu định kỳ/24 đợt theo kế hoạch và 2 đợt thu mẫu đột xuất. Tổng số mẫu nước được thu định kỳ là 165 mẫu (trong đó có 6 mẫu đột xuất gồm 02 mẫu nước cấp và 02 mẫu nước ao đại diện nuôi tôm nước lợ trên địa bàn thị xã Đông Hòa, 02 mẫu nước nuôi tôm hùm trên địa bàn thị xã Sông Cầu).

Tổng số mẫu trầm tích thu được là 09 mẫu (đầm Cù Mông 03 mẫu, vịnh Xuân Đài 06 mẫu). Kết quả quan trắc được thông tin trực tiếp đến cán bộ phụ trách thủy sản địa phương, người nuôi trồng thủy sản bằng văn bản hướng dẫn, tin nhắn qua điện thoại (khoảng 1.000 số điện thoại gồm các hộ dân và cán bộ phụ trách thủy sản của địa phương).

Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng hiện nay hầu hết vùng nuôi hạ tầng xuống cấp, không có ao lắng, xử lý nước cấp, hệ thống cấp thoát nước chưa riêng biệt, sử dụng nước cấp trực tiếp từ bên ngoài vào ao nên khó kiểm soát chất lượng môi trường. Công tác quản lý lồng bè nuôi trồng thủy sản ở các đầm, vịnh còn bất cập, tình trạng lồng bè nuôi phát triển tự phát vẫn còn, chưa giải tỏa được lồng bè dôi dư, chưa sắp xếp nuôi trồng thủy sản lồng bè theo quy hoạch.  Thời tiết nắng nóng kéo dài, biến động bất thường, mưa bão... ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nuôi và sức đề kháng của thủy sản.

Tỉnh Phú Yên tiếp tục triển khai kế hoạch quan trắc, giám sát tại các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. 

Trước thực trạng trên, hướng tới phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng ngành hàng thủy sản, đồng thời chú trọng công tác bảo vệ môi trường, tỉnh Phú Yên sẽ hoàn thiện mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản, cập nhật thông tin hiện trạng môi trường của địa phương làm cơ sở cho công tác quản lý, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; Kiểm soát mức độ ô nhiễm để có biện pháp ngăn chặn kịp thời trong chỉ đạo sản xuất.

Theo đó, địa phương này sẽ chủ động quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi chính của tỉnh như: Vùng nuôi tôm nước lợ, nuôi tôm hùm lồng bè. Kết quả quan trắc và cảnh báo được chuyển tải nhanh đến các cơ quan quản lý ở địa phương, người nuôi và các tổ chức cá nhân liên quan bằng nhiều hình thức khác nhau: Văn bản giấy (qua hệ thống văn phòng điện tử của tỉnh), hệ thống phát thanh của địa phương, tin nhắn Giúp người dân chủ động ứng phó các ảnh hưởng tiêu cực của môi trường đến thủy sản nuôi, giảm thiệt hại khi có sự cố môi trường. Cập nhật số liệu quan trắc vào hệ thống cơ sở thông tin dữ liệu về quan trắc môi trường của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Đối với vùng nuôi tôm nước lợ (đối tượng nuôi chính tôm thẻ chân trắng, tôm sú): thực hiện quan trắc từ tháng 03 đến tháng 11/2023 tại 03 vùng nuôi trồng thủy sản chính của tỉnh, bao gồm: Vùng nuôi tôm nước lợ thị xã Sông Cầu; vùng nuôi quanh đầm Ô Loan, huyện Tuy An; vùng nuôi trồng thủy sản hạ lưu sông Bàn Thạch, thị xã Đông Hòa. Đối với vùng nuôi tôm hùm lồng, bè: thực hiện quan trắc từ tháng 03 đến tháng 11/2023  tại vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè thuộc đầm Cù Mông và vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu; số điểm quan trắc 03 điểm; mỗi điểm thu và phân tích theo 02 tầng nước (tầng đáy cách đáy 0,5-1m và tầng giữa cách mặt từ 2-3m).

Khi môi trường có diễn biến bất thường (mưa, nắng nóng kéo dài); khi khu vực nuôi trồng thủy sản xảy ra dịch bệnh; khi môi trường vùng nuôi có dấu hiệu ô nhiễm, tích tụ chất hữu cơ; tảo nở hoa tại vùng nuôi tôm hùm, vùng nuôi tôm nước lợ của tỉnh. Thông số quan trắc môi trường đột xuất, dựa trên các thông số quan trắc và giám sát môi trường thường xuyên tại các vùng nuôi và tùy theo tình hình thực tế để xác định, lựa chọn các thông số phù hợp.

Thông số môi trường được xử lý, đánh giá chất lượng môi trường theo chỉ số VN-WQI theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản tại Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021. So sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đối tượng nuôi, khuyến cáo phương pháp xử lý phù hợp. Kết quả quan trắc, thông báo định kỳ, báo cáo tổng hợp hàng quý và hàng năm được lưu trữ bằng văn bản giấy, văn bản số; cập nhật thông tin lên hệ thống cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thủy sản. Thông tin trực tiếp đến người dân bằng các hình thức khác nhau: Nhắn tin qua điện thoại di động; thông báo, hướng dẫn bằng văn bản theo quy định; phát bản tin qua hệ thống đài phát thanh các địa phương. Dự kiến khoảng 1.000 thuê bao di động nhận tin nhắn kết quả quan trắc.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản năm 2023 trên cơ sở kinh phí được cấp và tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành. Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn người dân, doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản.

Hướng dẫn thực hiện lịch mùa vụ, đối tượng và cơ cấu thủy sản nuôi trồng phù hợp địa phương, quy trình sản xuất, thu hoạch, phối hợp cơ quan có liên quan điều phối nước phục vụ nuôi trồng; tham gia thực hiện phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn, kiểm tra sản xuất giống thủy sản theo quy định của pháp luật. Phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo quy định của pháp luật; thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc giống thủy sản và quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì phối hợp thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản nói riêng và các vùng đầm, vịnh, biển nói chung; quản lý các nguồn xả thải vào đầm, vịnh, nhất là nguồn thải từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ven đầm, vịnh, biển. Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu xử lý khi có các sự cố môi trường xảy ra tại các vùng nuôi trồng thủy sản.

UBND các thị xã Sông Cầu, Đông Hòa và huyện Tuy An: Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) tổ chức hướng dẫn, vận động, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và phòng ngừa dịch bệnh cho thủy sản nuôi; tổ chức thu gom rác thải, chất thải, thức ăn dư thừa từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản; tuân thủ mùa vụ thả nuôi theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng khi môi trường vùng nuôi có những biến đổi bất thường hoặc tình hình dịch bệnh.

Chủ động kiểm soát dịch bệnh là một trong những giải pháp được địa phương này chú trọng, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. 

Cùng với việc triển khai kế hoạch quan trắc môi trường, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm, địa phương này chủ động phòng chống dịch bệnh thủy sản 2023. Theo đó, hệ thống thú y cấp tỉnh đến cấp cơ sở tích cực nắm bắt, tiếp nhận và báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh khi có bệnh xảy ra trên các đối tượng thủy sản nuôi trồng để triển khai công tác cảnh báo và phòng chống dịch bệnh mang lại hiệu quả cao, giảm thiệt hại cho người nuôi.

Giám sát định kỳ, đột xuất bệnh trên thủy sản nuôi thương phẩm: Thực hiện lấy mẫu định kỳ, đột xuất giám sát chủ động các loại bệnh nguy hiểm trên tôm và các đối tượng thủy sản nuôi nhằm phát hiện sớm, cảnh báo tình hình dịch bệnh cho cộng đồng nuôi kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. Cụ thể, giám sát bệnh định kỳ trên tôm nuôi: Lấy mẫu giám sát định kỳ 08 tháng, từ tháng 02/2023 đến 9/2023. Tần suất lấy mẫu giám sát định kỳ 01 lần/tháng. Riêng trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 (mùa nắng nóng, dịch bệnh nguy hiểm dễ phát sinh) lấy mẫu giám sát 02 lần/tháng.

Bên cạnh đó, giám sát bệnh đột xuất trên các đối tượng thủy sản nuôi: Thực hiện lấy mẫu giám sát trong trường hợp môi trường vùng nuôi diễn biến xấu, thủy sản nuôi xảy ra vấn đề về sự cố môi trường, làm gia tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên thủy sản nuôi. Căn cứ tình hình thực tế nuôi trồng thủy sản tại các địa phương, kịp thời tổ chức lấy mẫu giám sát để cảnh báo và hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả. 

Hiện nay môi trường nuôi trồng thủy sản đang bị suy thoái và có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát: Biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và nước thải công nghiệp, cũng như hoạt động nuôi trồng thủy sản không ngừng gia tăng đã làm tăng nguy cơ dịch bệnh thủy sản; việc tăng cường quản lý để kiểm soát môi trường và dịch bệnh là vấn đề cấp bách.

Công tác quan trắc môi trường vùng nuôi trồng thủy sản sẽ giúp cung cấp thông tin kịp thời, dự báo diễn biến môi trường vùng nuôi, mùa vụ nuôi, kế hoạch phòng tránh dịch bệnh, giúp cho cơ quan quản lý trong việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại địa phương và định hướng phát triển ngành thủy sản trong tương lai. Công tác quan trắc môi trường còn giúp người nuôi chủ động trong công tác quản lý chất lượng nước vùng nuôi và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Do vậy quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản đóng vai trò cực kỳ quan trọng để nuôi trồng thủy sản hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Theo báo cáo của Cục Thủy sản, thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2021-2025 phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Tính đến nay đã có 56/63 tỉnh/thành phố đã xây dựng và thực hiện kế hoạch quan trắc môi trường. Tổng số điểm được quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên cả nước đạt 996 điểm trong đó: tại vùng nuôi tôm có 460 điểm; vùng nuôi cá tra 140 điểm; vùng nuôi nhuyễn thể 71 điểm; vùng nuôi cá rô phi/cá lồng bè 239 điểm; vùng nuôi tôm hùm 59 điểm và Vùng nuôi cá biển 23 điểm.

Cục Thủy sản cũng đã hoàn thiện ban hành Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 về việc hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường giai đoạn 2021-2030. Bên cạnh đó, đã xây dựng TCVN về quản lý môi trường nước ngọt; TCVN về chất lượng môi trường nuôi thuỷ sản mặn lợ; TCVN về môi trường nước nuôi trồng thuỷ sản trên biển. Đặc biệt, đã xây dựng Dự thảo và lấy ý kiến góp ý về “Bộ thông số, chỉ số đánh giá chất lượng nước trong  nuôi trồng thủy sản". 

 

 

Hà Vân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline