Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 05:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia nghiên cứu về năng lượng tái tạo

Thứ hai, 23/10/2023 07:10

TMO - Khuyến khích các nghiên cứu về năng lượng tái tạo là một trong những định hướng Chương trình nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ năng lượng (KC05).

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, nhiên liệu hóa thạch đã đóng vai trò cung cấp năng lượng chính cho toàn thế giới trong suốt thế kỷ qua. Tuy nhiên, trước sức ép của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, việc chuyển dịch năng lượng để cắt giảm phát thải carbon trở thành xu hướng tất yếu tại Việt Nam và trên thế giới. Để góp phần thực hiện tốt quá trình chuyển dịch này thì khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là giải pháp trọng tâm trong giai đoạn tới.

Điều này được thể hiện qua những chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 55-NQ-TW của Bộ Chính trị, Nghị Quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ đã nêu “chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ và năng lực quản trị ngành năng lượng đạt trình độ tiên tiến của một nước công nghiệp phát triển hiện đại”; đồng thời giao Bộ KH&CN “nghiên cứu rà soát cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý trong lĩnh vực tài chính, nhằm khuyến khích, nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ để hiện đại hóa ngành năng lượng trong nước”. Cụ thể hoá chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trong đề ra phát triển công nghệ năng lượng là một trong 10 định hướng phát triển nghiên cứu quan trọng giai đoạn tới.

Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Chương trình trên từ tháng 7/2022 hướng đến mục tiêu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ, thiết bị tiên tiến trong thăm dò, khai thác, sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng sơ cấp, năng lượng sạch, năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo góp phần giảm phát thải khí nhà kính, đáp ứng chiến lược và định hướng phát triển năng lượng quốc gia. Phát triển công nghệ, thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, độ an toàn, tin cậy trong sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Tiếp thu, ứng dụng, phát triển công nghệ lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và công nghệ bức xạ, đồng vị phóng xạ trong các ngành, lĩnh vực.

Trong đó, Chương trình tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thăm dò, khai thác, sản xuất và sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng sơ cấp.  Nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác nguồn năng lượng mặt trời, gió, sinh khối, hydro và một số dạng năng lượng mới khác. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phát triển, hiện đại hóa hệ thống điện; các giải pháp nâng cao an ninh, an toàn, độ tin cậy hệ thống và chất lượng điện; công nghệ, thiết bị lưu trữ năng lượng tiên tiến, thân thiện với môi trường phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị, ứng dụng các công nghệ tiên tiến và chuyển đổi số trong quản lý, khai thác, sản xuất, phân phối, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Nghiên cứu thiết kế, vận hành an toàn, hiệu quả lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; công nghệ bức xạ, đồng vị phóng xạ và thiết bị bức xạ, ghi đo bức xạ ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, tài nguyên, môi trường.

Ảnh minh họa. 

Chương trình nghiên cứu ứng dụng phát triển công nghệ năng lượng (KC05) cơ cấu đến 2030 có 50% số nhiệm vụ phối hợp cùng doanh nghiệp thực hiện. Việc có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia các dự án chuyển đổi năng lượng, từ hóa thạch sang tái tạo, phục vụ chuyển giao công nghệ. Mục tiêu của chương trình hướng đến tạo ra 70% dây chuyền, thiết bị có tính năng tương đương với sản phẩm cùng loại nhập ngoại, 50% nhiệm vụ có kết quả được ứng dụng trong đó có 20% nhiệm vụ có khả năng thương mại hóa.

Chương trình KC05 cũng khuyến khích các nghiên cứu chế tạo thiết bị thông minh như máy biến áp, động cơ điện, thiết bị đo đếm điện năng, thiết bị giám sát... cùng với các giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng, số hóa khai thác và quản lý năng lượng. Các nghiên cứu về thiết kế, vận hành an toàn lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, an toàn bức xạ và các ứng dụng bức xạ trong y tế, môi trường... cũng được khuyến khích trong chương trình.

Doanh nghiệp có thể đề xuất tham gia chương trình để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Ban Chủ nhiệm chương trình có trách nhiệm cùng với doanh nghiệp, nhà khoa học, viện trường hoàn thiện đề xuất để triển khai. Về phía nhà khoa học có vai trò tham vấn chuyên môn, hỗ trợ doanh nghiệp trong xây dựng đề án phù hợp với các tiêu chí, khung chương trình đề ra.

Cùng với Chương trình KC05, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030: Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ ngành công nghiệp môi trường (KC06) với cơ cấu 50% số nhiệm vụ có doanh nghiệp tham gia thực hiện, 20% 50% số nhiệm vụ có doanh nghiệp tham gia thực hiện. 

Các nghiên cứu cấp quốc gia lĩnh vực môi trường (KC06) đến năm 2030 sẽ chuyển hướng từ đề tài nghiên cứu thành dự án thử nghiệm công nghệ để tăng khả năng ứng dụng. Từ năm 2023 đến 2026, chương trình sẽ tập trung chọn lọc các đề tài nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực môi trường. Mục tiêu từ 2027 đến năm 2030, có 2/3 các nghiên cứu phải là các dự án thử nghiệm công nghệ, để tăng cường khả năng ứng dụng thực tế. Việc tuyển chọn các công trình khoa học lĩnh vực này hướng đến khuyến khích các nghiên cứu phát triển dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, máy móc quy mô pilot (phòng thí nghiệm), tiến tới phát triển lên bán công nghiệp và công nghiệp phù hợp điều kiện sản xuất Việt Nam. 

Trong chương trình KC06 có 5 nhóm công nghệ được ưu tiên phục vụ giải quyết các vấn đề lĩnh vực môi trường. Cụ thể, chương trình khuyến khích các nghiên cứu xử lý chất thải (nước, khí, chất thải rắn), công nghệ quan trắc môi trường, kiểm soát ô nhiễm. Nhóm thứ 2 ưu tiên nghiên cứu ứng dụng sản xuất vật liệu chế phẩm phục vụ phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và khắc phục sự cố môi trường. Ở nhóm 3 tập trung cho chế tạo thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và tái chế sử dụng chất thải.

Nhóm 4 khuyến khích các thiết kế chế tạo thiết bị, dụng cụ ứng dụng phân tích, quan trắc, giám sát ô nhiễm môi trường, cảnh báo tự động. Nhóm 5 hướng đến phát triển công nghệ, sản xuất thiết bị, phương tiện và sản phẩm phòng ngừa, ứng phó sự cố trong quá trình sản xuất và thảm họa môi trường quy mô công nghiệp, cũng như hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp môi trường.

 

 

Hà Anh 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline