Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 08:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Chủ nhật, 23/04/2023 06:04

TMO - Để nâng cao giá trị sản xuất, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP trên thị trường, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến và kinh doanh góp phần hoàn thiện các tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng sản phẩm. 

Tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh Quảng Trị có 119 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng Trung ương công nhận OCOP 5 sao, 41 sản phẩm được chứng nhận OCOP 4 sao và 77 sản phẩm chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2025 có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 - 3 sản phẩm 5 sao, 15 - 20 sản phẩm 4 sao, có 1 - 2 sản phẩm OCOP là sản phẩm du lịch cộng đồng. Đến năm 2030, có thêm 100 sản phẩm OCOP, sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh đến thời điểm này đạt từ 5 - 7 sản phẩm.

Để phục vụ phát triển các sản phẩm OCOP, nâng cao sức cạnh tranh, làm tăng danh tiếng của sản phẩm, đặc biệt là nông sản chủ lực của tỉnh, những năm qua, Sở KH&CN đã tích cực đồng hành hỗ trợ, tư vấn các đơn vị, doanh nghiệp, hộ sản xuất về ứng dụng, chuyển giao công nghệ; xây dựng bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.

HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND Quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2026 tạo điều kiện tốt để Sở KH&CN đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất các loại sản phẩm thuộc chương trình OCOP. Sở KH&CN đã tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.

Thời gian qua, Sở KH&CN tỉnh đã tiến hành tư vấn, hỗ trợ chuyển giao các quy trình công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất các sản phẩm OCOP tiêu biểu như: Dầu lạc, chuyển giao công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản và chế biến, nâng cao giá trị chuối quả trên địa bàn tỉnh cho sản phẩm OCOP “Chuối sấy dẻo” tư vấn, hướng dẫn công nghệ sấy đối với sản phẩm tiêu Cùa, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất “Dầu gội bồ kết thảo dược”.

Các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đang được đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nâng cao chất lượng. Ảnh: BQT. 

Theo đó, các sản phẩm công nhận đạt OCOP từ 3 sao đến 4 sao phải đạt điều kiện tối thiểu về năng lực sản xuất quy mô lớn. Sản phẩm thuộc nhóm đặc sản, thế mạnh của địa phương và có doanh số bán hàng tương đối lớn. Có chứng nhận về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến như: tiêu chuẩn hữu cơ, ISO 22:000, HACCP, GACP... Những sản phẩm OCOP đạt 4 sao trở lên đều đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

Để phát huy tốt vai trò của KHCN tham gia thực hiện chương trình OCOP của tỉnh, thời gian tới sẽ tập trung ưu tiên những nhiệm vụ KH&CN như: tăng cường hỗ trợ thiết bị, hướng dẫn các quy trình sản xuất tiến bộ; triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, lồng ghép với việc thực hiện các nghị quyết, đề án, kế hoạch phát triển chung theo từng ngành, lĩnh vực của địa phương để đồng hành, phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ với các sản phẩm như: gạo sạch, rau an toàn, gà an toàn,... đáp ứng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

Phát huy vai trò của KH&CN trong Chương trình OCOP là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm. Để các doanh nghiệp bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngoài sự nỗ lực từ mỗi doanh nghiệp, nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư KH&CN đã được Trung ương ban hành, như: Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH&CN; chính sách cho phép doanh nghiệp trích 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển KH&CN; miễn, giảm, thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn giảm tiền sử dụng đất; thuê đất đối với doanh nghiệp KH&CN... 

Tập trung các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chế biến, chế biến sâu, liên kết và gắn với vùng nguyên liệu địa phương để hình thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh, sản phẩm OCOP đặc sắc, có giá trị cao. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá một cách bài bản, đồng bộ và thường xuyên, tăng cường quản lý giám sát sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu OCOP quốc gia làm cơ sở để đẩy mạnh thị trường và tiếp cận thị trường quốc tế.

 

 

Võ Hòa 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline