Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 11/05/2025 01:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Chủ nhật, 11/05/2025

Khoa học công nghệ góp phần nâng cao giá trị sản xuất chè

Thứ tư, 06/03/2024 14:03

TMO - Là địa phương đứng đầu cả nước về diện tích sản xuất chè, thời gian qua tỉnh Thái Nguyên tăng cường ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh chè giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương này.

Thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, tính đến hết năm 2023 toàn tỉnh Thái Nguyên có trên 22,2 nghìn ha diện tích trồng chè, trong đó diện tích chè cho sản lượng đạt 20,9 nghìn ha. Sản lượng búp tươi đạt trên 262 nghìn tấn, giá trị sản phẩm sau chế biến đạt trên 12,1 nghìn tỷ đồng/năm.

Trong giai đoạn năm 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên đã xác định phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực gồm chè, cây ăn quả, thịt lợn, thịt gà và trứng gà, quế và sản phẩm gỗ. Trong đó xác định cây chè là tiềm năng, thế mạnh đặc biệt của tỉnh. Thái Nguyên đặt mục tiêu đến năm 2025 tổng diện tích chè đạt 23.500 ha, sản lượng búp tươi đạt 273.000 tấn/năm, giá trị sản xuất đạt 350 triệu đồng/ha. Đặc biệt trong giai đoạn 2021 – 2025, sẽ trồng mới 1.100 ha chè, trồng thay thế 1.050 ha, đạt diện tích 23.500 ha, chiếm 85% là cơ cấu giống chè trồng mới, trồng thay thế gồm chè Kim Tuyên, Hương Bắc Sơn, LDP1, TRI777... 

Cùng với chuyển đổi cơ cấu giống, tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn VietGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại, giao dịch điện tử để tiêu thụ chè , từ đó hướng tới thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

Các đơn vị sản xuất đầu tư dây chuyền, hệ thống chế biến chè xanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chè. 

Để đáp ứng như cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", Thái Nguyên đã tích cực áp dụng khoa học công nghệ trong quá trình trồng, chăm sóc, chế biến chè nguyên liệu. Cụ thể khoảng 80% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn đã đầu tư công nghệ đóng gói tự động, sử dụng tem điện tử để truy xuất minh bạch nguồn gốc sản phẩm.

Theo đó, người tiêu dùng có thể tra cứu các thông tin để chọn lựa sản phẩm có chất lượng tốt nhất, có giá cả phù hợp. Đến nay, hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đã quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm trên các trang thương mại điện tử, nền tảng số…mang lại doanh thu bán hàng tăng từ 20-50%, tăng sự tiếp cận với khách hàng tiềm năng trong và ngoài tỉnh. Các giao dịch mua hàng điện tử đã chiếm 30%, có sản phẩm đạt doanh số 70-100%. Thông qua các sàn thương mại điện tử chính là cơ hội lớn để người dân, các đơn vị, tổ chức quảng bá hình ảnh sản phẩm chè, giới thiệu đến người tiêu dùng về phương thức chế biến, quá trình sản xuất chè đến khách hàng dễ dàng và hiệu quả.

Thái Nguyên có 4 vùng trồng chè nổi tiếng là: Tân Cương, La Bằng, Trại Cài và Khe Cốc, đây là các vùng lõi trồng chè sản xuất ra những sản phẩm chè đặc sản nổi tiếng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại tỉnh Thái Nguyên. Trong năm 2023 ngành Nông nghiệp Thái Nguyên đã tiếp tục hướng dẫn người dân canh tác chè theo tiêu chuẩn VietGap, tiếp tục duy trì 700ha diện tích cây chè đã được cấp chứng nhận tiêu chuẩn VietGap, đồng thời chứng nhận hữu cơ thêm cho 15ha chè… Tích cực tuyên truyền người dân ứng dụng sổ nhật ký điện tử vào quá trình quản lý sản xuất.

Cùng với đó là tăng cường, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã chè trong tỉnh được tham gia các cuộc hội nghị giao thương, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè; tăng cường hướng dẫn các thủ tục về sở hữu trí tuệ; thực hiện nội dung hỗ trợ tạo dựng thương hiệu sản phẩm chè. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” cho sản phẩm chè đã được công nhận bảo hộ tại Liên minh châu ÂU (EU) thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA); 96 nhãn hiệu thông thường của các tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ.

Đồng thời đẩy mạnh, nâng cao năng lực cơ giới hóa ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị; tiếp tục chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, biện pháp canh tác, phân bón, công nghệ tưới… giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng chè nguyên liệu.

Song song với việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực chè, tỉnh Thái Nguyên cũng rất chú trọng phát triển các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã phường 1 sản phẩm). Tính đến tháng 1/2024 toàn tỉnh Thái Nguyên có có 240 sản phẩm OCOP từ 3 đến 5 sao (trong đó có 149 sản phẩm 3 sao, 89 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia).

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, ứng dụng nền tảng thương mại điện tử, trong quá trình chăm sóc, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè Thái Nguyên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp tích cực vào chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là cơ hội để sản phẩm chè Thái Nguyên vươn tầm xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới, hướng tới phát triển cây chè bền vững, an toàn.

 

 

Vân Anh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline