Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 22:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Khám phá di tích lịch sử trên nền tảng công nghệ số

Thứ tư, 01/05/2024 07:05

TMO - Ứng dụng công nghệ cao, số hoá thông tin được Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đẩy mạnh áp dụng, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm khám phá, tiếp cận thông tin dễ dàng hơn về một thời kỳ “máu lửa” hào hùng.  

Số hoá di sản, ứng dụng công nghệ để quảng bá di sản là bước tiến mới của công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống, giúp các giá trị được lan tỏa rộng hơn, nhanh hơn không chỉ ở trong nước mà cả trên thế giới. Tại Khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, 56 năm trôi qua (1968-2024) nhưng ý nghĩa của chiến thắng Đồng Lộc, sự hy sinh anh dũng của 10 nữ liệt sĩ thanh niên xung phong, chiến tích Làng K130 vẫn còn vẹn nguyên giá trị. 

Ngày 09/12/2013, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận Khu di tích lịch sử cấp Quốc gia Đặc biệt trên hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành địa chỉ đỏ, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho bao thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, hằng năm có đông đảo du khách đến dâng hương tưởng niệm, tri ân, tưởng nhớ.  

Hiện nay, để bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của thời kỳ bùng nổ công nghệ số, Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc cũng đã kịp thời triển khai số hoá di sản. Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) để góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu du khách tham quan, tìm hiểu lịch sử, đồng thời số hóa di tích trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay; Ban quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đã kết nối, xã hội hóa nguồn lực từ một công ty truyền thông để xây dựng hệ thống thiết bị chuyển đổi số được ứng dụng tại không gian nhà truyền thống thuộc Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. 

Hệ thống thiết bị chuyển đổi số được ứng dụng tại không gian nhà truyền thống có giá trị hơn 552 triệu đồng, với 4 hạng mục: 1 màn hình cảm ứng 32 inch và thiết kế lập trình giới thiệu về Ngã ba Đồng Lộc; 1 hệ thống trình chiếu thông tin bằng nút bấm và lập trình nội dung giới thiệu tiểu sử, cuộc đời của 10 cô gái thanh niên xung phong (TNXP) Ngã ba Đồng Lộc; hệ thống mapping tương tác trình chiếu thông điệp vì hòa bình đến khách tham quan và lập trình tham quan Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc qua công nghệ VR 360 từ mã QR.

Du khách chỉ cần quét mã QR để tra cứu thông tin chi tiết, khám phá về Khu di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: TL.

Với hệ thống thông minh này, du khách có thêm lựa chọn khi đến với Ngã ba Đồng Lộc hoặc tham quan thực tế các hạng mục, công trình bằng hệ thống xe điện có sự thuyết minh trực tiếp của hướng dẫn viên, hoặc chỉ với những nút bấm trên màn hình cảm ứng, tất cả thông tin về 10 nữ TNXP; lịch sử về khu di tích; truyền thống lực lượng TNXP; thông tin về từng công trình, hạng mục của khu di tích hay những bài hát, bài thơ… liên quan đến Ngã ba Đồng Lộc đều được hiện lên đầy đủ nhưng ngắn gọn, súc tích.

Bên cạnh đó, để du khách có thể lưu lại những cảm xúc, cảm nhận của mình, tăng sự trải nghiệm khi đến với Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, hệ thống thiết bị ứng dụng công nghệ số cũng sẽ giúp du khách có thể ghi lại những suy nghĩ khi đặt chân đến khu di tích qua ứng dụng chia sẻ cảm xúc, hay tìm hiểu kiến thức thông qua trò chơi trả lời câu hỏi trắc nghiệm...

Bên cạnh đó, tỉnh Hà Tĩnh còn phối hợp với các doanh nghiệp triển khai xây dựng, lắp đặt các bảng gắn mã QR thông tin khu di tích. Trong mỗi bảng mã không chỉ có không gian thực tế ảo công nghệ VR360 mà còn có các Infographic song ngữ Việt Anh, video giới thiệu về lịch sử và câu chuyện của "địa chỉ đỏ" anh hùng. Các mã QR này cũng được tuyên truyền, lan tỏa rộng rãi trên mạng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách ở xã muốn tìm hiểu về khu di tích.

Ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số còn được Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đẩy mạnh qua việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá rộng rãi thông tin về Khu di tích, thu hút đông đảo du khách quan tâm, tìm kiếm thông tin. Cụ thể bằng fanpage Facebook chính thức của Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc đã truyền tải thông tin chân thực, sáng tạo của những người giữ hồn thiêng ở cõi thiêng Đồng Lộc hôm nay.

Một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 là số hóa và ứng dụng trên các nền tảng số đối với 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu được UNESCO ghi danh; 100% các di tích quốc gia đặc biệt. Ngay từ năm 2021, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh triển khai xây dựng 105 điểm công trình mã QR thông tin các di tích lịch sử văn hóa, các địa chỉ đỏ, di tích cách mạng tiêu biểu trong đó có Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Điều này cho thấy quá trình chuyển đổi số, số hoá di sản tại Hà Tĩnh đang được triển khai mạnh mẽ.

 

 

Xuân Quyết

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline