Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 19:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Khai thác các giải pháp công nghệ phát triển nông nghiệp, du lịch

Thứ năm, 02/11/2023 08:11

TMO - Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, du lịch thông minh, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong hai lĩnh vực trên được tỉnh Đắk Nông xác định là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tỉnh  Đắk Nông cụ thể hoá bằng Nghị quyết số 12/NQ-HĐND, đây được xem là giải pháp tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp, tối ưu hoá việc sản xuất, giảm thiểu công lao động, ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Trên địa bàn tỉnh đã công nhận 4 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tỉnh thành lập 1 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tổng sản lượng sả phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hàng năm của Đắk Nông ước đạt trên 404.000 tấn. 

Đến hết năm 2022, Đắk Nông trên 85.000 ha canh tác nông nghiệp ứng dụng về giống mới, tưới tiết kiệm nước, sản xuất chứng nhận, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến,… Từ vùng nguyên liệu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đắk Nông đã hình thành 23 sản phẩm chủ lực, tiềm năng cấp tỉnh. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giúp nông dân Đắk Nông giảm thiểu trên 60% công lao động so với sản xuất thủ công trước đây.

Huyện Kon Plông là một trong hai địa phương tại Kon Tum đã hình thành vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ảnh: VP  

Chuyển đổi số của Đắk Nông góp phần tạo thương hiệu cho sản phẩm, hỗ trợ đưa hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp của nông dân lên sàn thương mại điện tử, từ đó giúp người dân tránh cảnh mất mùa, nâng cao chất lượng cuộc sống. Các hàng nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP, VietGAP… lên 2 sàn thương mại voso.vn và postmart.vn. Cụ thể, đã hỗ trợ lên sàn thương mại điện tử cho 1.161 sản phẩm, trong đó có 47/60 sản phẩm OCOP và 1.114 sản phẩm nông nghiệp khác, tổng số giao dịch 27.528 lượt; tổng số hộ sản xuất nông nghiệp đã được số hóa thông tin là 111.390 hộ, đạt 65,8%.

Cùng với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch thông minh trở thành một trong ba đột phá về kinh tế của tỉnh.  Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã đưa vào vận hành thử nghiệm Hệ thống du lịch thông minh của tỉnh Đắk Nông tại địa chỉ: https://dulich.daknong.gov.vn/

Cổng thông tin du lịch tỉnh Đắk Nông được triển khai nhằm hình thành hệ thống thông tin du lịch Đắk Nông thông qua công nghệ số và tạo lợi ích, hỗ trợ tương tác giữa 3 đối tượng: du khách, chính quyền, doanh nghiệp; xây dựng ngành du lịch chất lượng cao phục vụ du khách, thúc đẩy, đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Đắk Nông. Hệ thống du lịch thông minh tỉnh Đắk Nông giúp du khách có được thông tin đầy đủ, sinh động về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh; tham quan, tương tác thực tế ảo 3D; hỗ trợ du khách tìm hiểu, xây dựng chương trình tham quan, thanh toán dịch vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; nhắn tin tự động đến số điện thoại của du khách khi đến công tác, tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

Chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh được Đắk Nông đẩy mạnh triển khai. 

Ứng dụng di động (APP) du lịch thông minh dựa trên nền tảng Cổng thông tin điện tử; cơ sở dữ liệu số ngành du lịch Đắk Nông, bao gồm thông tin về các địa điểm du lịch văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh, du lịch cộng đồng, cơ sở dữ liệu hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, cơ sở lưu trú du lịch và số hóa một số địa điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh Đắk Nông trên nền tảng kỹ thuật công nghệ số 4.0: 3D không ảnh, 3D kiến trúc cảnh quan, thực tế ảo VR 360, thuyết minh tự động, ...

Viện Hàn lâm KH&CN phối hợp với Sở KHCN Đắk Nông triển khai đề tài khoa học về xây dựng bản đồ du lịch điện tử tỉnh Đắk Nông. Đắk Nông cũng là tỉnh đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên thực hiện xây dựng bản đồ điện tử du lịch. Theo đó, các thông tin về dịch vụ giao thông như: phương tiện di chuyển, các địa điểm cho thuê xe tự lái hay các tuyến giao thông công cộng đi qua các địa điểm du lịch được cung cấp tới người dùng, các thông báo về lễ hội hay các tour du lịch giảm giá cũng được thông báo tự động. Bản đồ du lịch điện tử Đắk Nông thiết kế phù hợp với thực tế địa phương, tối ưu hóa tiện ích. Theo lộ trình triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch từ 2020-2025, tỉnh Đắk Nông ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quảng bá du lịch, tạo sức hút đối với du khách và các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

 

 

Lê Hưng 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline