Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận sản xuất

Thứ sáu, 12/04/2024 15:04

TMO - Áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nông nghiệp giúp các hợp tác xã (HTX) tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận, ổn định cuộc sống cho các thành viên.

Thời gian qua, một số HTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đầu tư phát triển đa dạng các kênh bán hàng trực tuyến, từ đó mở rộng đối tượng khách hàng, nâng cao doanh số và gia tăng lợi nhuận. Mặc dù mới chỉ dừng ở mức ứng dụng công nghệ hiện đại ở một số khâu trong sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhưng có thể thấy, công tác chuyển đổi số trong các HTX đã dần hiện hữu, đem lại những tín hiệu tích cực, góp phần tạo nên sự đột phá về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm của HTX.

Đơn cử như HTX ốc nhồi Ninh Bình, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ số trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã góp phần tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng suất chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp một cách bền vững. Mặc dù mới bước vào thị trường từ năm 2023, tuy nhiên nhờ có hương vị thơm ngon, sản xuất theo quy trình khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có tem nhãn đầy đủ nên các sản phẩm của HTX ốc nhồi Ninh Bình, thành phố Tam Điệp được thị trường đón nhận tích cực. Năm 2023 vừa qua, hợp tác xã đã đưa ra thị trường được hơn 11 tấn ốc thương phẩm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Thông tin từ lãnh đạo HTX ốc nhồi Ninh Bình, công nghệ số giúp quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tiếp cận được người tiêu dùng nhanh nhất, cắt giảm được nhiều khâu phân phối cồng kênh, tiết kiệm nhiều chi phí phát sinh, nhờ đó mỗi năm HTX đã tiêu thụ hàng chục tấn ốc hương thương phẩm, không gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, HTX Hợp Tiến xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh có 161 thành viên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 360ha, HTX là một trong những điển hình của tỉnh Ninh Bình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. HTX Hợp Tiến đã đầu tư và đưa vào hoạt động lò sấy thóc, công suất đạt từ 200 đến 300 tấn/vụ; đưa máy cuộn rơm phục vụ sản xuất nông nghiệp sau thu hoạch. Đồng thời, HTX đứng ra bao tiêu sản phẩm liên kết tiêu thụ cho thành viên, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp thực hiện bao tiêu sản phẩm cho bà con.

HTX Nông nghiệp Hợp Tiến được đầu tư máy móc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

HTX Hợp Tiến đang tạo việc làm cho hơn 1000 người lao động, nhất là khu vực nông thôn. Doanh thu thu nhập của HTX và người lao động đều tăng. Năm 2022 tổng giá trị tài sản của các HTX đạt hơn 3100 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 265 triệu đồng/HTX, thu nhập của người lao động đạt bình quân 5,2 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, góp phần không nhỏ vào chuyển dịch kinh tế địa phương.

Thời gian qua, HTX Dược liệu Đông Sơn, thành phố Tam Điệp cũng tích cực ứng dụng công nghệ, sử dụng mạng xã hội để mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu. Hợp tác xã đã nhanh chóng chuyển hướng sang bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử, website, mạng xã hội… Với không gian mua bán hiện đại, được phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng thông qua các sàn bán hàng trực tuyến đã giúp hợp tác xã ổn định kinh doanh và chủ động về đầu ra cho sản phẩm của mình. Hiện mỗi năm HTX này cung ứng ra thị trường từ 10.000 đến 12.000 sản phẩm. So với thời điểm ban đầu, doanh thu của hợp tác xã đã tăng gấp 3-4 lần nhờ bán hàng trực tuyến.

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, các HTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào chuyển đổi mô mình quản lý, sản xuất, kinh doanh để thích ứng và góp phần tích cực vào thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển. Tính đến tháng 2/2024 toàn tỉnh Ninh Bình có 504 HTX, trong đó có 397 HTX sản xuất nông nghiệp, 212 HTX dịch vụ, 185 HTX chuyên ngành.

Qua khảo sát có 70% số HTX đã ứng dụng công nghệ số vào hoạt động quản lý và sản xuất, kinh doanh, xây dựng website, tham gia mạng xã hội và các sàn giao dịch thương mại điện tử… để nhanh chóng tiếp cận thị trường. Nhờ ứng dụng công nghệ số, nhiều HTX đã thành công trong xây dựng sản phẩm OCOP, tăng giá trị trên đơn vị diện tích và tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, quốc tế.

Mới đây, tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch về phát triển HTX nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025. Ninh Bình phấn đấu đến năm 2025, HTX nông nghiệp hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% tổng số HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; có từ 40% chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh là HTX nông nghiệp…Đặc biệt tỉnh đặt mục tiêu thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phấn đấu có 5% HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP), kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức…

 

 

Thái Hoà

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline