Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 09:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý tín chỉ carbon

Thứ hai, 22/01/2024 16:01

TMO - Nhằm hiện thực hóa chủ trương về phát triển thị trường trao đổi tín chỉ carbon trong nước và tham gia thị trường toàn cầu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực cùng các bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp triển khai các hoạt động để thị trường carbon của Việt Nam chính thức vận hành vào năm 2028.

Mỗi quốc gia đang phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này so với nhiệt độ trung bình toàn cầu thời kỳ tiền công nghiệp. Trong bối cảnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế carbon thấp hướng tới nền kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu, việc xây dựng, vận hành và phát triển thị trường carbon trở thành công cụ ngày càng quan trọng.

Tại Việt Nam, phát triển thị trường carbon trong nước được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên đã nêu tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường”; Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris năm 2016... Từ năm 2021, Việt Nam mới phải thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định.  Tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26), Việt Nam cam kết giảm 30% lượng phát thải khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Do vậy, để vận hành thị trường các-bon trong nước, giai đoạn từ nay đến năm 2027, Việt Nam sẽ xây dựng các quy định quản lý tín chỉ carbon, trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng.

Trong các công cụ hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh, phát triển thị trường carbon là một trong những công cụ quan trọng. Thực tế, các doanh nghiệp của Việt Nam đã trao đổi tín chỉ carbon từ Việt Nam trên thị trường carbon tự nguyện thế giới từ giữa những năm 2000, thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM) từ năm 2006; Cơ chế Tiêu chuẩn vàng (GS), Cơ chế Tiêu chuẩn các-bon được thẩm định (VCS) từ năm 2008; Cơ chế tín chỉ chung với Nhật Bản (JCM) từ năm 2013… Việt Nam đã có 150 dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và đã có trao đổi trên thị trường thế giới; là một trong 4 nước có dự án CDM đăng ký nhiều nhất (sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ). Riêng tín chỉ thu được từ các dự án CDM, Việt Nam đứng thứ 9 trên tổng số 80 quốc gia có dự án CDM được cấp tín chỉ.

Để thúc đẩy phát triển thị trường carbon, nhiệm vụ đặt ra là Việt Nam cần xây dựng quy định về quản lý, kinh doanh tín chỉ carbon... 

Để thúc đẩy phát triển thị trường carbon, nhiệm vụ đặt ra là Việt Nam cần xây dựng quy định về quản lý, kinh doanh tín chỉ carbon; thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon. Đồng thời, xây dựng danh mục hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính khuyến khích trao đổi tín chỉ carbon với các đối tác quốc tế; đàm phán, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế để trao đổi tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính.

Hiện Việt Nam đang xây dựng “Đề án phát triển thị trường carbon trong nước”, trong đó tập trung vào giao dịch bắt buộc của việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính của các doanh nghiệp; trao đổi trong thị trường carbon trong nước và định hướng kết nối với thị trường quốc tế. Để triển khai lộ trình này cần có sự chuẩn bị kỹ càng về hạ tầng, kỹ thuật, năng lực kiểm kê và báo cáo của doanh nghiệp. Cả nước hiện có 1.912 doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính và đáp ứng hạn ngạch phát thải.

Để triển khai và phát triển thị trường carbon trong nước một cách hiệu quả, Chính phủ cần sớm ban hành đầy đủ quy định về các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới; xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; sớm thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025, vì theo lộ trình đến năm 2028, thị trường carbon trong nước của Việt Nam sẽ vận hành chính thức.

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tổ chức và phát triển thị trường carbon, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Bộ TN&MT dự kiến đề xuất bổ sung một số quy định. Cụ thể, quy định hệ thống đăng ký quốc gia về hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon bao gồm các quy định về: xây dựng, quản lý hệ thống đăng ký, quy trình đăng ký và trách nhiệm của các bên liên quan trong hệ thống đăng ký.

Nghị định mới cũng sẽ quy định rõ đối tượng cơ sở, doanh nghiệp bị áp trần phát thải (phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính) trong giai đoạn thí điểm; quy định về quản lý tín chỉ carbon hình thành theo các cơ chế tạo tín chỉ carbon quốc tế, bao gồm trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án tạo tín chỉ carbon theo các cơ chế quốc tế; Quy định về quyền sở hữu tín chỉ carbon và các vấn đề liên quan; quy định về hoạt động trao đổi mua, bán tín chi carbon trong nước và với quốc tế; quy định về chế độ thông tin, báo cáo, cơ sở dữ liệu, hoạt động kiểm tra đối với hoạt động của dự án tạo tín chỉ carbon.

Hiện nay, các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon trên sàn giao dịch tín chỉ carbon, thị trường carbon trong nước đã được quy định tại Điều 19 của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP. Để hướng dẫn chi tiết các hoạt động đấu giá, chuyển giao, vay mượn, nộp trả hạn ngạch phát thải, sử dụng tín chỉ carbon để bù trừ phát thải khí nhà kính, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đưa nội dung này vào nội dung sửa đổi Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT, dự kiến ban hành tháng 9/2024.

Đến năm 2028, Việt Nam sẽ vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức với tiềm năng và hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý tín chỉ carbon. 

Để tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon vừa thúc đẩy phát triển thị trường carbon vừa đảm bảo thực hiện NDC, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Việc ban hành Chỉ thị sẽ bảo đảm việc quản lý tín chỉ carbon trong tất cả các lĩnh vực chứ không chỉ tín chỉ carbon rừng, nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính.

Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo NDC cập nhật năm 2022; đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động tạo tín chỉ carbon và xây dựng danh mục hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính khuyến khích trao đổi tín chỉ carbon với các đối tác quốc tế; đàm phán, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế để trao đổi tín chỉ carbon, kết quả giảm phát thải khí nhà kính. 

Bên cạnh đó, UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chủ động rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn để đánh giá tiềm năng tín chỉ các-bon, đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ và quản lý tín chỉ các-bon rừng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trao đổi tín chỉ các-bon; phối hợp với các Bộ liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị.

Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, các nhiệm vụ quy định tại Đề án là các nhiệm vụ cần thiết để xây dựng và vận hành thị trường carbon. Góp ý hoàn thiện dự thảo Đề án, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị điều chỉnh và bổ sung trong nội dung về trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát thị trường. Cụ thể, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát liên quan đến hàng hóa trao đổi trên thị trường. Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động liên quan đến thuế, phí, lệ phí và giá. 

Tại danh mục các nhiệm vụ triển khai đề án, Bộ TN&MT đề nghị gộp nhiệm vụ số 1, nhiệm vụ số 3 và điều chỉnh thành “Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone”. Đồng thời, không đưa các nhiệm vụ đã hoàn thành vào danh mục nhiệm vụ thực hiện Đề án.

Bộ Tài chính đề xuất lập sàn quốc gia giao dịch tín chỉ carbon nhằm tăng sức cạnh tranh theo hướng phát triển kinh tế ít phát thải, tăng trưởng xanh. Việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon đảm bảo giao dịch trong nước diễn ra minh bạch, an toàn, phù hợp điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế. Lợi ích chủ thể tham gia được hài hòa, giúp tăng sức cạnh tranh quốc gia theo hướng phát triển kinh tế ít phát thải, tăng trưởng xanh, bền vững.

Hàng hóa trên thị trường tín chỉ carbon tại Việt Nam gồm hai loại là hạn ngạch phát thải khí nhà kính; tín chỉ carbon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận, được giao dịch trên sàn trong nước. Các đơn vị tham gia giao dịch gồm doanh nghiệp phát thải thuộc diện kiểm kê khí nhà kính; tổ chức thực hiện dự án tạo tín chỉ carbon; tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon; tổ chức hỗ trợ giao dịch.

Tín chỉ carbon (tín chỉ CO2) là chứng nhận có thể giao dịch thương mại, thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2, hoặc một tấn khí nhà kính khác tương đương. Phương thức mua bán được hiểu là một công ty tạo ra 12 tấn khí thải trong khi giới hạn cho phép là 10 tấn thì với 2 tấn quá hạn ngạch kia có thể mua tín chỉ từ công ty tạo khí thải thấp hơn. Điều này được xác nhận bởi bên thứ ba. Mục tiêu cuối cùng của tín chỉ carbon là giảm phát thải khí nhà kính vào khí quyển....

 

 

Phương Thoa 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline