Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 12:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Hiệu quả từ số hóa dữ liệu tại điểm di tích lịch sử

Thứ bảy, 13/07/2024 07:07

TMO - Với mục tiêu lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hoá, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành chuyển đổi số, số hóa dữ liệu tại các điểm di tích, tạo điều kiện thuận lợi để du khách trong và ngoài tỉnh dễ dàng cập nhật, tra cứu thông tin. Góp phần quảng bá ngành du lịch rộng rãi theo hướng thông minh, hiện đại.   

Thực hiện Đề án “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” của Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch; nhằm cung cấp thông tin, đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu về điểm đến của du khách thông qua thiết bị thông minh, góp phần đáp ứng nhu cầu trải nghiệm công nghệ cao với chi phí thấp nhất cho du khách; đồng thời đổi mới phương thức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện số hóa dữ liệu các khu di tích lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn.

Số hóa di tích, di sản văn hóa mang lại nhiều lợi ích cho việc bảo tồn và truyền đạt di sản văn hóa. Việc chuyển đổi thông tin thành dạng số hóa giúp bảo vệ di sản trước những mối đe dọa như hư hỏng và phá hủy. Đồng thời, tăng cường khả năng truy cập và sử dụng thông tin về di sản từ xa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, học tập và thưởng thức di sản một cách linh hoạt và hiệu quả.

Cùng với xu hướng đó, giải pháp trải nghiệm thực tế ảo VR360 là giải pháp công nghệ số mô phỏng thế giới thực trong không gian ảo, giúp người dùng dễ dàng quan sát toàn cảnh không gian, tương tác và cảm nhận những góc nhìn chân thực nhất, mang lại lợi ích lớn cho người dân cũng như Ban quản lý Khu di tích lịch sử.

Cụ thể, công nghệ VR360 đã giúp người dân và du khách khi đến thăm quan các Khu di tích lịch sử ở Hà Tĩnh được trải nghiệm tham quan địa điểm trong không gian ảo, cập nhật thông tin giới thiệu, hiển thị hình ảnh, video sản phẩm, dịch vụ. Tiếp cận trợ lý ảo thông minh, thuyết trình tự động, tích hợp địa điểm trên Google Map, tích hợp tính năng live chat messenger, zalo....gắn thông tin liên hệ qua Mail, facebook, zalo...

Người dân sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR cập nhật thông tin và trải nghiệm thực tế ảo VR360 tại Khu di tích lịch sử tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: TT.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin tại các điểm di tích được đẩy mạnh triển khai ở Hà Tĩnh. Cụ thể, đơn vị truyền thông trên địa bàn tỉnh đã tài trợ số hóa 4 điểm di tích tại làng cổ Trường Lưu, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (gồm Đình Làng, nhà thờ Nguyễn Huy Tự, bệnh viện Lam Kiều và Nhà Cổ). Cùng với đó, trong năm 2024, Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh phối hợp cùng doanh nghiệp truyền thông triển khai số hóa cho 3 điểm di tích gồm Khu di tích Nguyễn Du, Chùa Hương Tích và Quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông. 

Mới đây, Sở Văn hoá Thể Thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh cũng đã thực hiện số hóa dữ liệu hình ảnh tại Khu du lịch Chùa Hương tích (huyện Can Lộc), Khu Di tích Đại thi hào Nguyễn Du (huyện Nghi Xuân), Khu du lịch văn hóa sinh thái Hải Thượng (huyện Hương Sơn). Đến nay, hệ thống số hóa dữ liệu tại các khu di tích, điểm du lịch nêu trên đã được đưa vào hoạt động.

Bên cạnh đó, việc triển khai số hoá dữ liệu hình ảnh hiện vật, cũng đang được nhận rộng và đem lại những trải nghiệm mới mẻ cho nhiều du khách khi đến tham quan tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Đại thi hào Nguyễn Du. Khi du khách đến đây thăm quan sẽ được các hướng dẫn viên chỉ dẫn, hỗ trợ cách quét mã 3D thực tế ảo tăng cường AR, mang lại trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn hơn trong quá trình tham quan, vãn cảnh.    

Ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh số hoá tại các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là sự sáng tạo trong công tác quảng bá điểm đến, mang lại hiệu quả, trải nghiệm thú vị, thiết thực đối với du khách. Thay vì cần đi theo đoàn và liên hệ trước để có hướng dẫn viên phục vụ khi tham quan như trước, ứng dụng quét mã QR code hay sử dụng thực tế ảo VR360, truy cập website trên nền tảng internet… cho phép du khách tiếp nhận thuyết minh tự động, hoặc nắm thông tin một cách đầy đủ nhất, tiện lợi nhất và bảo đảm tính chính xác về giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc.../. 

 

 

Trung Hiếu

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline