Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 16:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Hiệu quả từ mô hình máy cuộn rơm sau thu hoạch

Thứ bảy, 07/10/2023 07:10

TMO - Để hạn chế tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch, đồng thời tận dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm nông nghiệp này, nhiều địa phương đã áp dụng cuộn rơm bằng máy sau khi thu hoạch.

Hiện nay, trên những cánh đồng lúa sau khi thu hoạch, rơm được cuộn thành từng cuộn và thương lái đến tận ruộng để thu mua. Cơ giới hoá giúp người dân có thể giải quyết tốt phụ phẩm nông nghiệp thông qua giải pháp kinh tế tuần hoàn. Rơm được thu ra khỏi đồng và sử dụng để sản xuất các sản phẩm như nấm rơm, làm thức ăn cho bò, phân bón sinh học, nhựa sinh học và nông nghiệp đô thị... nhằm tối đa tuần hoàn nguyên liệu trong sản xuất.

Tại tỉnh Thái Bình, để tạo ra sản lượng 1 triệu tấn thóc nông dân cũng tạo ra lượng rơm, rạ khổng lồ khoảng 1,2 triệu tấn, trong đó lượng rơm chiếm khoảng 480.000 tấn. Trung tâm Khuyến nông Thái Bình, với lượng rơm này nếu được thu gom toàn bộ và tạo giá trị thị trường có thể thu về từ 480 - 500 tỷ đồng/năm, tương đương 200.000 đồng/sào/năm hoặc có thể làm thức ăn xơ thô cho khoảng 88.000 con trâu, bò (gấp 1,55 lần đàn trâu, bò hiện có của tỉnh) hoặc có thể sản xuất được khoảng 150.000 tấn nấm ăn với giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phần lớn rơm, rạ còn lại sau khi thu hoạch được nông dân đốt hoặc thải trực tiếp ra môi trường Trước thực tế đó, các cấp, ngành, địa phương đã đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nhằm từng bước thay đổi nhận thức, thói quen trong việc xử lý rơm, rạ của người dân. Ngành nông nghiệp đã xây dựng các mô hình xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm vi sinh... Trung tâm Khuyến nông Thái Bình cho biết: Số máy cuộn rơm trên địa bàn tỉnh mới có khoảng 30 chiếc. Trong khi đó, để thu được toàn bộ rơm của 75.000ha lúa mỗi vụ cần từ 600 - 700 máy với công suất mỗi máy thu được từ 5 - 6ha/ngày hoặc 1.000 - 1.100 máy cuộn rơm gắn vào máy kéo với công suất 3 - 4ha/ngày.

Cơ giới hóa trong khâu thu gom rơm rạ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường từ đốt rơm, đồng thời tạo thu nhập cho người dân. 

Để tăng cường áp dụng cơ giới hóa vào khâu thu gom rơm, rạ, bảo đảm tiến độ gieo cấy, nhất là thời gian chuyển từ vụ xuân sang vụ mùa; khuyến khích các HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại, đại điền... đầu tư trang bị máy thu gom rơm, rạ, tạo mối liên kết giữa cơ sở bán máy - cơ sở thu gom - cơ sở thu mua rơm, rạ, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình đã tổ chức hội thảo trình diễn máy cuộn rơm, rạ đa lợi ích cho nhà nông. 

Máy cuộn rơm đang được một số địa phương ở Hà Tĩnh sử dụng. Đây là giải pháp tối ưu trong xử lý rơm rạ sau thu hoạch, góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Máy cuốn rơm có cơ chế vận hành khá đơn giản. Rơm được hút lên bằng thiết bị răng cuốn phía trước. Các thanh răng đưa rơm vào máy, sau đó rơm được cuộn lại và nén chặt bởi trục cuốn nằm ở phía trong cuộn rơm với trọng lượng bình quân từ 10 - 12 kg được nhả ra sau khi đã cuộn chặt. Quá trình này chỉ mất từ một đến hai phút, công suất sẽ đạt từ 50 - 70 cuộn/giờ.

Theo nhiều người dân, khi sử dụng máy cuộn rơm, nông dân không chỉ nhàn hơn mà còn cho thu nhập đáng kể từ khoản tiền bán rơm. Theo tính toán, 1 ha lúa sẽ cuốn được khoảng 250 cuộn rơm. Nông dân phải trả chi phí thuê máy là 8.000 đồng/cuộn. Sau khi trừ chi phí, các chủ máy có thu nhập 1,5 triệu đồng/ha. Trường hợp người dân không có nhu cầu sử dụng thì bán lại cho chủ máy cuộn với giá 10.000 đồng/cuộn. Như vậy, người dân sẽ có nguồn thu khoảng 2,5 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa được đẩy mạnh thông qua các loại máy móc được áp dụng phổ biến trong sản xuất lúa như: máy gieo sạ, máy cấy, máy gặt đập liên hợp thì máy cuốn rơm cũng đã được một số địa phương đưa vào sử dụng. Nếu cách làm này được áp dụng rộng rãi sẽ hạn chế tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng, góp phần giảm ô nhiễm môi trường và cung cấp nguồn nguyên liệu để trồng rau, làm nấm rơm, làm thức ăn thô chăn nuôi trâu bò, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

 

Minh Hoa

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline