Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 17:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Hải Phòng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động chăn nuôi

Thứ năm, 21/03/2024 08:03

TMO Tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chăn nuôi đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân tại TP.Hải Phòng, góp phần tăng năng suất, giảm sức lao lộng, bảo vệ môi trường sinh thái.  

Chương trình chuyển đổi số trong chăn nuôi đã được nông dân trên địa bàn TP.Hải Phòng áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả về năng suất, kinh tế cao hơn so với trước đây. Thực hiện Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 04/11/2021 của Hội đồng nhân dân TP.Hải Phòng về chủ trương đầu tư dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, hiện nay, thành phố đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến việc thúc đẩy chuyển đổi số trong chăn nuôi, phát triển nền tảng số, dữ liệu số có liên quan đến lĩnh vực này.

Thông tin từ Sở NN&PTNT TP.Hải Phòng cho biết, tính đến giữa năm 2023 toàn TP có gần 1.100 trang trại chăn nuôi lợn, hơn 900 trang trại gia cầm và một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việc hình thành cơ sở dữ liệu và thực hiện chuyển đổi số trong chăn nuôi đã được TP tích cực chỉ đạo, đồng thời nhận được sự hưởng ứng từ bà con nông dân. Ứng dụng công nghệ số và khoa học kỹ thuật hiện đại vào chăn nuôi tại Hải Phòng mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp tăng năng suất lao động, bảo đảm an toàn sinh học.

Ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ số trong sản xuất và giám sát môi trường nuôi dưỡng, quản lý sức khỏe vật nuôi, được đẩy mạnh triển khai tại các địa phương (Ảnh minh họa).  

Cụ thể, trong thời gian gần đây, một số hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng đã tích cực ứng dụng công nghệ kỹ thuật số điều khiển trên hệ thống cảm biến khí hậu để chăm sóc đàn gà, giúp quá trình chăn nuôi hiệu quả hơn về năng suất, chất lượng đồng thời bảo vệ môi trường bền vững. Ngay từ đầu năm 2023 Sở NN&PTNT TP.Hải Phòng đã hỗ trợ các hộ dân này triển khai ứng dụng công nghệ tự động hóa, công nghệ số trong sản xuất và giám sát môi trường nuôi dưỡng, quản lý sức khỏe vật nuôi.

Với việc ứng dụng công nghệ thông minh đã mang lại nhiều thuận lợi trong quá trình chăm sóc, theo dõi trang trại gà ở mọi lúc mọi nơi, có thể tự động điều khiển từ xa việc ăn, uống, theo dõi sức khỏe của đàn gà nuôi thịt và đàn gà đẻ trứng mà không cần trực tiếp vào chuồng. Về gà đẻ trứng, từ khi áp dụng khoa học công nghệ cao đã tăng sản lượng trứng lên 9.400-9500 trứng/ngày (tăng 400-500 trứng/ngày), trong khi trước đây với khoảng 12.000 con gà đẻ, các hộ chăn nuôi chỉ thu về được khoảng hơn 9.000 trứng/ngày... 

Tại TP.Phòng, ứng dụng công nghệ công trong hoạt động chăn nuôi được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai. Trong đó, các đơn vị đã thực hiện ứng dụng công nghệ số trong hầu hết các khâu sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; giảm chi phí sản xuất, góp phần gia tăng lợi nhuận kinh tế. Nhiều đơn vị sử dụng công nghệ ấp tự động đa kỳ để ấp nở con giống gia cầm; chăn nuôi theo công nghệ chuồng kín; tiêm chủng vaccine cho gà 01 ngày tuổi bằng máy tiêm đếm tự động với công nghệ vaccine phòng 4 đến 6 bệnh trên gà giống, sử dụng dây chuyền giết mổ tự động với công suất 1.000 con/giờ... 

Ứng dụng công nghệ số và khoa học kỹ thuật hiện đại trong quá trình chăm sóc, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các cơ sở chăn nuôi, trang trại hay hộ gia đình tại TP.Hải Phòng đã cho thấy hiệu quả rõ rệt về năng suất, chất lượng thành phẩm, bảo đảm vệ sinh môi trường, giúp người chăn nuôi tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng, là giải pháp hữu hiệu giải quyết khâu kết nối giữa nhà sản xuất và khách hàng.

 

 

Bích Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline