Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 21/12/2024 19:12

Tin nóng

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Thứ bảy, 21/12/2024

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Tạo không gian mới, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

Thứ bảy, 05/10/2024 19:10

TMO – Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được kỳ vọng phát triển phương thức vận tải theo hướng bền vững, hiện đại, thân thiện góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Với nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP; dự kiến thời điểm triển khai xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và triển khai các quy hoạch. Trong nhiều văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định mục tiêu đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam nhằm tạo tiền đề quan trọng để đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao như nhiều quốc gia trên thế giới.

Nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa là rất lớn. Tuy nhiên, với hệ thống đường sắt hiện tại rất khó đáp ứng nhu cầu. Ảnh minh họa.

Tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới, tái cấu trúc các đô thị, phân bố dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hành lang kinh tế Bắc - Nam có vai trò quan trọng bậc nhất của cả nước; kết nối các hành lang Đông - Tây, các cực tăng trưởng để tạo động lực lan tỏa phát triển kinh tế - xã hội. Với ưu thế vận tải khối lượng lớn, nhanh, tin cậy, thuận tiện, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ “rút ngắn” khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, góp phần giảm áp lực tập trung dân số, quá tải hạ tầng ở các đô thị lớn đang gây ra nhiều hệ lụy, đặc biệt là Hà Nội và TP. HCM; tái cấu trúc, phân bố lại đô thị, dân cư, mở ra không gian phát triển kinh tế, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ quỹ đất; thúc đẩy phát triển kinh tế, dịch vụ, du lịch; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Ngoài ra, tuyến đường sắt tốc độ cao đảm bảo nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc - Nam, là hành lang vận tải lớn nhất cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, tái cơ cấu thị phần vận tải phù hợp lợi thế từng phương thức, góp phần giảm chi phí logistic. Trên cơ sở số liệu điều tra vận tải, lợi thế, chi phí vận tải của từng phương thức, cập nhật các quy hoạch và sử dụng mô hình dự báo tiên tiến để tính toán, kết quả cho thấy hành lang Bắc - Nam có nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách lớn nhất; quy hoạch phát triển đường sắt trên hành lang Bắc - Nam đã định hướng trên hành lang quy hoạch có cả 5 phương thức vận tải.

Dự báo nhu cầu vận tải bằng đường sắt đến năm 2050 cần đảm nhận khoảng 18,2 triệu tấn hàng và khoảng 122,7 triệu lượt khách. Với nhu cầu vận tải này, tuyến đường sắt hiện hữu sau khi cải tạo, nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa; tuy nhiên, nhu cầu vận tải hành khách sẽ thiếu hụt lớn. Để giải quyết nhu cầu vận tải lớn về hành khách việc lựa chọn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao là thích hợp, hiệu quả. Ngoài ra, việc đầu tư là nhằm tạo tiền đề, động lực phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp hỗ trợ. Việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao được kỳ vọng tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD; tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường xây dựng khoảng 75,6 tỷ USD, phương tiện, thiết bị khoảng 34,1 tỷ USD và hàng triệu việc làm.

Các tuyến đường sắt hiện tại đang khai thác, vận hành.

Việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao được kỳ vọng phát triển phương thức vận tải theo hướng bền vững, hiện đại, thân thiện góp phần giảm tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. Theo đó, đường sắt tốc độ cao là phương thức vận tải bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên; đồng thời, do tuyến đường sắt tốc độ cao phần lớn đi trên cao nên góp phần hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế chia cắt cộng đồng. Tuyến đường sắt tốc độ cao sử dụng năng lượng điện là giải pháp tối ưu chuyển đổi phương thức vận tải để đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 như cam kết tại Hội nghị COP26.

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, kết quả nghiên cứu mới nhất của đơn vị liên danh tư vấn đã rút ngắn chiều dài tuyến khoảng 4km so với phương án trình năm 2019 với chiều dài tuyến chính sau rà soát khoảng 1.541 km.

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam dự kiến có 23 ga hành khách theo nguyên tắc: Phù hợp với hiện trạng, quy hoạch phát triển của địa phương; đặt tại khu vực trung tâm kinh tế, chính trị các địa phương, tiếp cận khu vực trung tâm đô thị, khu vực quy hoạch có tiềm năng tạo ra không gian phát triển mới, khai thác có hiệu quả nguồn lực quỹ đất; bảo đảm khả năng kết nối tốt với hệ thống giao công cộng; bảo đảm khai thác có hiệu quả hạ tầng, phương tiện.

Đến nay, vị trí các ga đều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch tỉnh. Phương án bố trí ga nêu trên tương đồng với tuyến đường sắt Bắc Kinh - Thượng Hải, chiều dài 1.318 km, tốc độ thiết kế 380 km/h, bố trí 24 ga. Dự án sẽ có điểm đầu tại ga Ngọc Hồi thuộc huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội, trong đó có xem xét phương án tổ chức khai thác chạy tàu để đường sắt tốc độ cao có thể chạy tàu tới ga Hà Nội. Điểm cuối đối với tàu khách là ga Thủ Thiêm thuộc phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM; đối với tàu hàng điểm cuối là ga Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 1.541 km bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa.

Trên tuyến dự kiến bố trí 5 depot cho tàu khách tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa và TP. HCM, trong đó có 3 depot tàu khách kết hợp xây dựng khu vực sửa chữa lớn tại Ngọc Hồi (Hà Nội), Đà Nẵng và Long Trường (TP. HCM) và 2 depot tàu khách không bố trí khu vực sửa chữa lớn tại Vinh và Nha Trang. Bên cạnh đó, xây dựng thêm 4 depot cho tàu hàng đặt sát ngay bên cạnh các ga hàng hóa tại Vũng Áng, Chu Lai, Vân Phong và Trảng Bom, riêng depot Ngọc Hồi sẽ xây dựng chung cho cả tàu khách và tàu hàng…/.

 

VĂN NHI

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline