Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 00:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Du lịch kỳ vọng tạo đột phá nhờ bắt nhịp chuyển đổi số

Thứ ba, 16/04/2024 08:04

TMO - Chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch đóng vai trò quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và du khách. Thời gian qua, ngành du lịch huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã tăng cường ứng dụng công nghệ tạo ra sự đột phá, trải nghiệm mới mẻ cho du khách đến thăm quan tại địa phương.

Đồng Văn là huyện vùng lõi của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, nơi đây được du khách biết đến bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Hiện nay huyện Đồng Văn tiếp tục phát huy và khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương, cùng với đó là tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tại các địa điểm nổi tiếng, qua đó tạo bước đột phá mạnh mẽ trong phát triển du lịch trên địa bàn huyện. 

Tính đến hết năm 2023, huyện đã đón khoảng 850 nghìn lượt khách, tăng khoảng 25% so với năm 2022. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 1.008 tỷ đồng, tăng 31,7% so với năm 2022. Con số này là tiền đề để huyện Đồng Văn tiếp tục tạo nên bước đột phá, trong tiến trình phát triển du lịch của huyện trong thời gian tới. Cùng với đó huyện Đồng Văn xác định chuyển đổi số (CĐS) là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp ngành du lịch (DL) tăng tốc và phát triển bền vững. 

Vì vậy huyện đã tăng cường triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy CĐS trong các hoạt động DL, xúc tiến, quảng bá nhằm đem lại những trải nghiệm mới, tạo môi trường minh bạch và an toàn cho du khách. Đơn cử như tại điểm DL Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, huyện Đồng Văn đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ bán vé điện tử và lắp đặt hệ thống camera an ninh tự động, lắp đặt hệ thống mã QRcode.

Hay tại điểm di tích Phố cổ Đồng Văn đã lắp đặt hệ thống wifi công cộng, đồng thời tích hợp ứng dụng cẩm nang DL, trong đó người dùng hệ thống wifi sẽ tự động được nhận được thông tin quảng bá với hình ảnh, thông tin các điểm DL, các dịch vụ trên địa bàn huyện. Đặc biệt, để đưa hình ảnh văn hóa các dân tộc của huyện đến với đông đảo du khách, đối với các lễ hội văn hóa như: Hội xuân khèn Mông, lễ hội Khèn Mông, lễ cúng Tổ tiên của người Lô Lô, lễ hội Gầu tào liên tục được truyền thông quảng bá trên các nền tảng số, các kênh sóng truyền hình địa phương.

Đồng thời huyện Đồng Văn còn chỉ đạo các ban ngành chuyên môn, các xã, thị trấn sử dụng trang thông tin điện tử, mạng xã hội, hệ thống internet, website của huyện để đăng tải, quảng bá các danh lam thắng cảnh, các điểm DL, điểm di tích, di sản, làng văn hóa DL cộng đồng nhằm tăng độ tiếp cận thông tin tới đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh trên cả nước.

Quét mã QR tại phố cổ Đồng Văn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho du khách. (Ảnh: ML).

Đặc biệt, tỉnh Đồng Văn nỗ lực ứng dụng công nghệ, CĐS để thích ứng linh hoạt và duy trì hoạt động DL, huyện Đồng Văn đã xây dựng được nhiều sản phẩm DL thông minh góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách DL. Các sản phẩm được giới thiệu, quảng bá trên các sàn thương mại điện tử, các trang mạng xã hội, có truy xuất nguồn gốc, xuất xứ… được đông đảo khách hàng đón nhận.

Không chỉ vậy huyện cũng đã triển khai quản lý bằng công nghệ số đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ DL; số hóa tài liệu tại thư viện huyện; vận động, khuyến khích, hướng dẫn người dân, hộ kinh doanh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt khi mua, bán hàng hóa. Đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán trực tuyến qua ví điện tử, thẻ ngân hàng trực tuyến, mã QR… ở tất cả điểm đến DL. Hiện, 100% khách DL nước ngoài khi tới Đồng Văn đã thực hiện khai báo và được quản lý trên hệ thống.

Thông tin từ UBND huyện Đồng Văn, để thúc đẩy mạnh mẽ CĐS trong phát triển DL, huyện sẽ tăng cường tuyên truyền, quán triệt các quan điểm, chủ trương về CĐS trong DL đến từng tổ chức, cán bộ và người dân, tạo sự đồng thuận, nhất quán về nhận thức, khuyến khích sự chủ động vào cuộc của người dân, doanh nghiệp trong CĐS. Đặc biệt, đẩy mạnh việc mở các lớp tập huấn về CĐS cho người dân, các chủ nhà hàng, homestay, nhất là tại các thôn, bản trên địa bàn huyện.

Ứng dụng chuyển đổi số đã đưa ngành du lịch huyện Đồng Văn đột phá mạnh mẽ, theo báo cáo từ Phòng Văn hóa Thông tin và Du lịch huyện Đồng Văn từ đầu năm 2024 lượng du khách đến huyện Đồng Văn liên tục tăng mạnh, đặc biệt du khách đến du lịch sau tết có xu hướng tăng cao so với mọi năm. Theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay huyện Đồng Văn đã đón trên 140.000 lượt du khách, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ đầu năm 2023.

Để tiếp tục đẩy mạnh CĐS ngành du lịch trên cả nước, tháng 5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP, về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, theo đó xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

Thực hiện, triển khai nghiêm túc nghị quyết 82/NQ-CP, thời gian qua huyện Đồng Văn đã liên tục nâng cao chất lượng du lịch, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng, dịch vụ du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, cải thiện môi trường kinh doanh du lịch. Thời gian tới, huyện Đồng Văn tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ tại các điểm du lịch, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với nhu cầu của du khách, đảm bảo hài hòa với không gian, cảnh quan gắn với đặc trưng văn hóa bản địa.

 

 

Như Quỳnh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline