Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 11:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Định hướng bảo tồn các giống mai vàng Huế

Thứ ba, 22/02/2022 16:02

TMO - Thời gian gần đây, nhằm phát huy những giá trị của Mai vàng Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã đề xuất các giải pháp để bảo tồn các giống Mai vàng và triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành xứ sở mai vàng của Việt Nam” có hiệu quả.

Mai vàng Huế hay còn gọi là Hoàng mai Huế là loại sinh vật cảnh quý của Việt Nam. Mai vàng Huế có lộc xanh, cành lộc dày (dăm chi); hoa cuống ngắn; 5 cánh màu vàng đậm, viền lượn sóng, mặt phẳng, các cánh xếp khít nhau, có mùi thơm dịu nhẹ. 

Nhằm nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam, hướng đến mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”, trong thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã rất nỗ lực trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá phong trào “Mai vàng trước ngõ” và Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam” một cách thường xuyên, liên tục tại các cơ quan, công sở, địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Thừa Thiên Huế mai vàng tại 2 tuyến đường trước Đại nội Huế

Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, hiện nay, mai vàng Huế chưa phát huy được các tiềm năng, giá trị vốn có của nó, giống mai vàng Huế đã bị lai tạp khá nhiều, việc nhân giống còn theo thói quen đơn lẻ, tự phát. Chưa tận dụng tốt tiềm năng ngành kinh tế sinh thái hoa - cây cảnh để tạo lên một thương hiệu tầm cỡ như Hà Lan - xứ sở hoa Tulip; Nhật Bản - xứ sở của hoa Anh Đào; Bulgaria - xứ sở hoa hồng…

Đồng thời, loài hoa quý này chưa được nghiên cứu bài bản về đặc tính sinh thái, bảo tồn nguồn gen, và các giải pháp để phát triển cây mai vàng trở thành một sản phẩm đặc trưng độc đáo của vùng đất Cố đô, để nâng tầm phát triển thương hiệu để trở thành một biểu tượng một sản phẩm văn hóa, du lịch, một sản phẩm chủ lực của địa phương và hơn thế có thể xây dựng Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn và định hướng phát triển mai vàng Huế, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tham mưu UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế”. Dự kiến kết quả của nhiệm vụ sẽ xây dựng được quy trình nhân giống mai vàng Huế bằng các kỹ thuật gieo hạt, giâm hom, chiết cành và nuôi cấy mô và quy trình trồng chăm sóc; xây dựng được mô hình nhân giống mang đặc tính của giống mai vàng Huế; Xây dựng bảng hướng dẫn nhận dạng giống mai vàng Huế; xây dựng phương án, kế hoạch bảo tồn 100 cây mai vàng Huế có tuổi đời trên 50 tuổi...

 Cây mai đột biến có tên "Cành vàng lá ngọc"màu vàng non khác lạ với những màu lá của những cây khác

Theo các chuyên gia Thực vật học, việc xác định cụ thể các giống Mai vàng 5 cánh hiện hữu ở Thừa Thiên Huế là yêu cầu cấp thiết, sẽ giúp cho việc bảo tồn và phát triển hiệu quả giống Mai vàng đặc hữu của địa phương, từ đó Hội Mai vàng Huế sẽ có định hướng hữu hiệu trong việc bảo vệ thương hiệu và sản xuất giống mai vàng Huế sau này.

Đồng thời, để phát triển cây mai vàng Huế trở thành một thương hiệu nổi tiếng phải nghiên cứu, đánh giá toàn bộ nguồn gen của giống mai vàng. Lựa chọn những cây mai vàng lâu năm nhất, tốt nhất và tiến hành nghiên cứu các quy trình nhân giống, quy trình trồng và chăm sóc, hướng đến thương mại hóa sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng kiến nghị ngoài việc nghiên cứu, xây dựng các phương án bảo tồn, phát triển, quảng bá thương hiệu mai vàng Huế thì phải tính đến việc quy hoạch các vườn mai, vùng trồng mai phù hợp cảnh quan... thu hút du lịch. Hơn nữa, phải bảo tồn, phát triển cây mai vàng trở thành một sản phẩm chủ lực, một loại hàng hoá tạo ra thu nhập, góp phần phục vụ phát triển kinh tế thông qua du lịch mang bản sắc văn hoá Huế.

Việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở mai vàng của Việt Nam là một việc làm lâu dài, kiên trì. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân, cơ quan, đơn vị cần nghiên cứu bài bản, đặt hết tâm huyết, tinh thần trách nhiệm và trí tuệ để xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản, văn hóa, sinh thái cảnh quan, thân thiện với môi trường, từ đó phát huy giá trị văn hóa - kinh tế cây mai vàng Huế, đưa các sản phẩm từ cây mai vàng Huế trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương lai.

 

 

Thanh Nga

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline