Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 19:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Đẩy nhanh việc hoàn thành kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai vào cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư

Chủ nhật, 25/12/2022 05:12

TMO - Thời gian qua với sự nỗ lực của các địa phương trên cả nước, sự chỉ đạo tập trung của Bộ TN&MT và các bộ, ngành liên quan đã và đang nỗ lực thực hiện xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai, đồng thời, triển khai kết nối liên thông cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các điều kiện cần thiết, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia các dịch vụ công về đất đai.

Tại Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ giao các đơn vị chức năng triển khai kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến sử dụng xác thực, chia sẻ dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với thủ tục hành chính “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ)” ở mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia trong tháng 5/2022.

Đồng thời, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Công an kết nối, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong xây dựng Cơ sở dữ liệu đất đai (về chủ sử dụng đất) và các cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường khác (thông tin liên quan đến công dân); kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu đất đai (quốc gia, địa phương) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và làm giàu dữ liệu dân cư phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bộ TN&MT tăng cường phối hợp với Bộ Công an đẩy nhanh việc hoàn thành kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai vào cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư. Ảnh: N. Quỳnh 

Việc triển khai đề án đã cho những kết quả nổi bật, theo đó tại Trung ương, đã hoàn thành việc xây dụng Cơ sở dữ liệu đất đai do Trung ương xây dựng bao gồm: Dữ liệu Thống kê, kiểm kê đất đai cấp vùng và cả nước; Dữ liệu Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ quy hoạch 2010 - 2020 cấp vùng và cả nước; Dữ liệu Giá đất (Dữ liệu Giá đất xây dựng theo Khung giá đất giai đoạn 2015 -2019, giai đoạn 2020 - 2024); Dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai đã xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá thoái hóa đất, đánh giá chất lượng đất, đánh giá tiềm năng đất cấp vùng và cả nước; Dữ liệu tổng hợp địa chính Trung ương đã thống nhất bàn giao mẫu tổng hợp, phần dữ liệu đang được xây dựng trên cơ sở kết quả do địa phương tổng hợp.

Cơ sở dữ liệu đất đai đã được kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư ở 54 tỉnh/thành phố; đang triển khai ở 9 tỉnh, thành phố; đã số hóa dữ liệu địa chính của 219 đơn vị hành chính cấp huyện, đang triển khai tại 250 đơn vị hành chính cấp huyện còn lại... 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã và đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai với hơn 43 triệu thửa đất, trong đó có 219/705 đơn vị hành chính cấp huyện đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đưa vào quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng, điển hình một số tỉnh đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu trên toàn tỉnh.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng thẳng thắn thừa nhận ngành tài nguyên và môi trường còn một số tồn tại, thách thức như: Việc triển khai số hóa dữ liệu đất đai còn chậm, mới hoàn thành ở 31% số đơn vị hành chính cấp huyện.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Bộ TN&MT phối hợp với các địa phương triển khai dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai”, khối lượng xây dựng cơ sở dữ liệu sau điều chỉnh dự án là 250 huyện thuộc 30 tỉnh, thành phố (trong đó, xây dựng mới CSDL là 160 huyện và chuyển đổi cơ sở dữ liệu là 90 huyện). Dự kiến đến 31/12/2022 hoàn thành 180 huyện, đến tháng 6/2023 hoàn thành nốt 250 huyện.

Đồng thời với việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, việc kết nối, chia sẻ, khai thác các thông tin đất đai giữa các cơ quan và các bên liên quan như cơ quan thuế, công chứng, ngân hàng, cơ quan tư pháp... đã bước đầu thực hiện chia sẻ rất hiệu quả, đặc biệt là những thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, thông tin liên quan đến nguồn gốc sử dụng đất, giá đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính bền vững và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

Thời gian tới, Bộ TN&MT tiếp tục đôn đốc các địa phương chưa triển khai dịch vụ công trực tuyến; các địa phương chưa triển khai kết nối, chia sẻ giữa cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các địa phương chưa hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, đặc biệt đối với các tỉnh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai còn chậm.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an, các địa phương hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu đất đai tại các địa phương trên toàn quốc; phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an và các địa phương triển khai, hoàn thành kết nối, liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo Quyết định số 422/QĐ-TTg trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ, cấp tỉnh…

 

 

Nguyễn Thế 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline