Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 22:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành logistics

Thứ hai, 04/12/2023 07:12

TMO - Tận dụng tối ưu những lợi ích mà chuyển đổi số mang lại sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dịch vụ logistics Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: Logistics là ngành dịch vụ có vai trò thiết yếu và đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy phát triển logistics. Ngành Logistics Việt Nam cũng đã tích cực triển khai chuyển đổi số theo chủ trương của Đảng nêu tại Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị và Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 ban hành tại Quyết định Quyết định 749/QĐ- TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tạo ra chuyển biến mới cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, những đột phá về trí tuệ nhân tạo đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tăng hiệu suất, giảm chi phí. Ngành logistics cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Xuất phát từ những lợi ích của chuyển đổi số (CĐS) trong logistics, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030, đã xác định logistics là một trong 8 lĩnh vực cần ưu tiên để CĐS.

Theo bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI) do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố năm 2023, đà tăng điểm của Việt Nam đã chậm lại và Việt Nam bị tụt 4 bậc trên bảng xếp hạng, rơi xuống vị trí thứ 43 so với vị trí 39 đã đạt được vào năm 2018. Báo cáo đánh giá của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, bên cạnh sự cải thiện của các yếu tố về hạ tầng, hải quan và gửi hàng quốc tế, ngành dịch vụ logistics Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế ở các yếu tố về năng lực của nhà cung ứng dịch vụ logistics thể hiện ở các chỉ số chất lượng dịch vụ logistics, tính đúng giờ và khả năng theo dõi hàng hóa. Chuyển đổi số của hầu hết doanh nghiệp logistic vẫn ở trong giai đoạn đầu và chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sự phát triển của thị trường logistics tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và dịch vụ logistics. Đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Bởi CĐS là giải pháp và là xu hướng tất yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Logistics được coi là xương sống trong chuỗi cung ứng của nền kinh tế. Do đó, yêu cầu CĐS trong ngành logistisc không nằm ngoài xu thế chung của toàn bộ nền kinh tế. Chuyển đổi số trong ngành logistics mang lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế, góp phần tối ưu hiệu quả các hoạt động hạ tầng logistics đã được đầu tư; giảm chi phí logistics. Chuyển đổi số trong logistics không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngành logistics Việt Nam cần phải tăng tốc chuyển đổi số để thay đổi cách thức quản lý, vận hành trong thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu (Ảnh minh họa). 

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, vùng ĐBSCL là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, quốc phòng – an ninh và đối ngoại của cả nước. Đồng thời, ĐBSCL là 1 trong 6 vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản và 70% các loại trái cây cả nước.  Theo thống kê của Hiệp hội Logistics Việt Nam, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến nay mới có 1.461 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chiếm 4,39% cả nước; trong đó, doanh nghiệp logistics chuyên nghiệp rất hạn chế, chủ yếu là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tiềm năng và nhu cầu đối với dịch vụ logistics là rất lớn nhưng hiện nay hạ tầng và năng lực của ngành dịch vụ logistics tại khu vực còn nhiều hạn chế, chưa đóng góp được nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho vùng. Vì thế, cùng tìm ra những định hướng, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn đầu tư về logistics tại khu vực giàu tiềm năng này đã và đang là yêu cầu cấp thiết.

Để thúc đẩy phát triển chuyển đổi số ngành logistics của ĐBSCL nói riêng, cả nước nói chung, Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng chuyên đề đánh giá sâu về thực trạng và định hướng các hoạt động logistics hiệu quả, bền vững nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án phát triển logistics Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2045; các địa phương vùng ĐBSCL phối hợp các bộ, ngành triển khai phát triển hệ thống logistics, triển khai xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ dịch vụ logistics hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), mục tiêu phát triển của ngành logistics Việt Nam tới năm 2025 là tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng đạt 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài đạt 50-60%, chi phí giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt từ 50 trở lên… ngoài việc phải khắc phục một số hạn chế hiện nay như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng; chi phí logistics cao; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics; quy mô doanh nghiệp nhỏ..., ngành logistics cần đẩy mạnh chuyển đổi số. 

Ngành logistics Việt Nam cần phải tăng tốc chuyển đổi số để thay đổi cách thức quản lý, vận hành trong thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu; kết nối đồng bộ trong quản lý vận vận hành toàn bộ hệ thống hoạt động của logistics, qua đó giảm thiểu thời gian thông quan hàng hóa. Là một trong những ngành then chốt, được ví như “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân, logistics cần được đầu tư mạnh mẽ, đặc biệt trong khía cạnh “số hóa” để có thể đáp ứng, thích nghi với bối cảnh thị trường, hỗ trợ tối đa thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác.

Thực tế, chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn khá cao so với các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản và khối EU do hạn chế về kết cấu hạ tầng cảng biển gắn liền với dịch vụ sau cảng; công tác quy hoạch hạ tầng logistics, gồm cảng biển, cảng cạn, trung tâm logistics, depot, bãi đậu xe tải, xe container... chưa hiệu quả. Do đó, ứng dụng công nghệ số hóa là yêu cầu cần thiết để cắt giảm chi phí.

 

 

Mạnh Dũng 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline