Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 07:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Đẩy mạnh số hóa di tích trong phát triển du lịch

Chủ nhật, 16/06/2024 07:06

TMO - Phát huy vai trò của công nghệ trong thời kỳ chuyển đổi số, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã đẩy mạnh số hoá các điểm di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện, góp phần tuyên truyền, quảng bá du lịch theo hướng thông minh, bắt kịp xu thế mới của thời đại.

Hiện nay, các di tích - lịch sử trên địa bàn tỉnh Long An không chỉ đáp ứng nhu cầu giáo dục truyền thống, mà còn là điểm đến độc đáo, phục vụ khách tham quan, du lịch. Cùng với các địa phương khác, huyện Bến Lức đã chú trọng thực hiện công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội. 

Huyện Bến Lức hiện có 10 di tích lịch sử, gồm 2 di tích cấp quốc gia và 8 di tích cấp tỉnh, một số di tích lịch sử được nhiều người biết đến như Khu lưu niệm Luật sư Nguyễn Hữu Thọ; Xóm Nghề; Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn; Rừng Tràm Bà Vụ; Đình Mương Trám; Nhà Long Hiệp; Xóm Trầu; Cầu Nam Bộ; Đồn Cò Mi Đọt,…

Để phát huy giá trị các di tích lịch sử, ngoài đầu tư tôn tạo, huyện Bến Lức tỉnh Long An còn đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số, số hoá các di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH) nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và du lịch của Nhân dân trong thời kỳ công nghệ.

Cụ thể, để triển khai số hoá DTLSVH huyện Đoàn đã phối hợp các đơn vị truyền thông xây dựng kịch bản thuyết minh, thu âm nội dung, chụp ảnh, quay video và chuyển thành dữ liệu số. Chỉ với điện thoại thông minh có kết nối Internet và quét mã QR, người dân có thể biết được thông tin về những DTLSVH trên địa bàn huyện. Tất cả những thông tin này đều được kiểm duyệt chặt chẽ, bảo đảm chính xác.

Người dân xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức cho biết, việc số hóa các DTLSVH tạo điều kiện thuận lợi, giúp người dân tìm hiểu về các di tích như Đình Mương Trám, Cầu Nam Bộ, Xóm Trầu, Nhà và Lò gạch Võ Công Tồn,... Nhờ có những thông tin chi tiết sau khi quét QR giúp người dân hiểu hơn về những người con ưu tú của quê hương đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng.

Người dân huyện Bến Lức quét mã QR để tìm hiểu thông tin chi tiết về các điểm DTLSVH. Ảnh: VH.

Không chỉ là kênh truyền thông quảng bá các khu DTLSVH, quá trình số hoá di sản còn là cầu nối gắn kết văn hoá lịch sử của huyện Bến Lức tới gần hơn với cộng đồng người dân địa phương trong và ngoài tỉnh trên cả nước. Tại địa bàn xã Nhựt Chánh, đại diện Đoàn xã Nhựt Chánh cho biết, để triển khai, thực hiện chỉ đạo của Huyện Đoàn, đến nay, Đoàn xã triển khai công trình số hóa các DTLSVH đến 100% chi đoàn ấp và trường học.

Số hóa các di tích có ý nghĩa quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho đoàn viên, thanh niên và học sinh một cách thiết thực, hiệu quả hơn. Thay vì tìm hiểu trên Internet, hiện nay, đa số người dân đều có điện thoại thông minh nên chỉ cần quét mã QR là có thể dễ dàng tìm hiểu về các DTLSVH ở địa phương.

Quá trình số hoá các điểm di tích, lịch sử trên địa bàn huyện Bến Lức đã gần như toàn diện. Hiện nay, Huyện Đoàn Bến Lức thực hiện số hóa 10 DTLSVH. Những thông tin về các DTLSVH tại địa phương đã được đăng tải lên bản đồ số các địa danh lịch sử.

Đại diện Huyện Đoàn Bến Lức thông tin, việc số hóa các DTLSVH trên địa bàn huyện không chỉ cung cấp thông tin, hình ảnh, tài liệu về di tích, địa danh lịch sử một cách nhanh chóng, sinh động, hiệu quả mà còn phát huy tinh thần xung kích, sức sáng tạo của tuổi trẻ trong tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, qua đó giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa, du lịch,...

Bên cạnh đó số hoá, dán mã QR tại các DTLSVH nhằm giúp cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đoàn viên, thanh niên tiếp tục phát huy truyền thống của địa phương, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như của đoàn.

Quá trình đẩy mạnh số hoá DTLSVH tại huyện Bến Lức nói riêng và trên địa bàn tỉnh Long An nói chung là hoạt động thiết thực để triển khai Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Với những tiện ích mang lại, số hoá di sản hay gắn mã QR tại các DTLSVH đã trở thành trợ thủ đắc lực giúp du khách dễ dàng tìm hiểu và cảm nhận các giá trị của điểm đến một cách trọn vẹn hơn.

 

 

Trà My

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline