Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 13:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp thông minh

Thứ bảy, 25/06/2022 06:06

TMO - Trong những năm qua, Việt Nam đã và đang triển khai thử nghiệm và ứng dụng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại các địa phương.

Vừa qua, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) phối hợp với Cơ quan Xúc tiến công nghệ nông nghiệp Hàn Quốc (KOAT); Cơ quan Xúc tiến thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA Hanoi) tổ chức khánh thành trang trại thông minh Việt - Hàn.

Trang trại được xây dựng trong khuôn khổ Dự án "Thử nghiệm mô hình trang trại thông minh Hàn Quốc trong sản xuất một số loại cây trồng có giá trị theo hướng công nghệ cao tại Việt Nam" do Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và nông thôn Hàn Quốc tài trợ thông qua Cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc (RDA) bắt đầu thực hiện từ năm 2021.

Mô hình thiết kế đều do chuyên gia Hàn Quốc thực hiện. Toàn bộ vật tư, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ đều được mua sắm vận chuyển từ Hàn Quốc sang Việt Nam và các chuyên gia Hàn Quốc cũng đã trực tiếp sang Việt Nam để lắp đặt, hướng dẫn vận hành.

Các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn về nâng cao năng lực quản lý và vận hành Smart Farm được Cơ quan Giáo dục, xúc tiến và dịch vụ thông tin về thực phẩm, nông lâm nghiệp và thủy sản Hàn Quốc (EPIS) và VAAS phối hợp tổ chức từ tháng 3/2022.

Trang trại thông minh Việt - Hàn với những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 

Đến nay, việc xây dựng trang trại đã cơ bản được hoàn thành với khu sản xuất và nhà điều hành rộng trên 1,2ha, được xây dựng khép kín bằng khung sắt lắp ghép sẵn và che phủ bằng lưới, bên trong lắp đặt các thiết bị như kệ trồng cây, hệ thống tưới tiêu, điều hòa nhiệt độ, bón phân tự động; phòng đào tạo, tập huấn, văn phòng làm việc, phòng máy, nhà kho, khu phụ trợ… 

Khu sản xuất đã được trồng dâu tây từ tháng 4/2022. Hệ thống nước tưới, điện đã được cung cấp đầy đủ phục vụ cho việc sản xuất và làm việc. Toàn bộ nguồn nước tưới được sử dụng từ giếng khoan, có hệ thống lọc, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của Hàn Quốc.

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trồng cây trong nhà kính là một trong những mô hình công nghệ cao được nhiều nước có nền nông nghiệp tiên tiến áp dụng. Đây là một cách làm nông nghiệp hiện đại và có rất nhiều ưu điểm so với trồng cây không mái che ngoài đồng ruộng.

Việc kiểm soát sâu bệnh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tưới tiêu, điều chỉnh chế độ ánh sáng, nhiệt độ và ẩm dộ giúp cho cây trồng đạt năng suất cao, tối ưu hóa chất lượng và hiệu quả kinh tế cao trên mỗi đơn vị diện tích.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên được Hàn Quốc chọn để thực hiện chiến lược hỗ trợ các nước đang phát triển cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Các dự án trong Chương trình KOPIA với Việt Nam bao gồm: chuyển giao công nghệ về phát triển cây nhiên liệu sinh học, các giống rau cao cấp, công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu, sản xuất thực phẩm an toàn, phát triển cây ăn quả ôn đới, phát triển khuyến nông, ứng dụng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp. Tổng kinh phí tài trợ cho chương trình hơn 4 triệu USD.

 

Bích Thùy 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline