Hotline: 0941068156

Thứ năm, 09/05/2024 14:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 09/05/2024

Đẩy mạnh nâng cấp, hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường

Thứ bảy, 27/04/2024 13:04

TMO - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường, kịp thời kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm, tỉnh Hậu Giang đã đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động của hệ thống quan trắc với việc ứng dụng công nghệ hiện đại... 

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2023 của UBND tỉnh Hậu Giang cho thấy, kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh tương đối tốt, đa số các thông số có kết quả thấp và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2023/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT; phần lớn các thông số quan trắc nước mặt đều ở ngưỡng thấp và nằm trong ngưỡng giới hạn cho phép, nước mặt không có dấu hiệu bị ô nhiễm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gốc clo hữu cơ và gốc photpho hữu cơ trong đất đều có giá trị không phát hiện…

Để đạt được kết quả trên, thời gian qua Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm) tỉnh Hậu Giang đã phát huy tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, trang thiết bị) được đầu tư vào hoạt động quan trắc môi trường, giám sát các vấn đề môi trường phục vụ nhiệm vụ của ngành, của người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, Trung tâm đã tăng cường năng lực quan trắc, giám sát môi trường trên cơ sở mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh theo hướng khoa học, hiện đại; ứng dụng công nghệ tự động, liên tục một cách có trọng tâm, trọng điểm tại các khu vực tập trung nhiều hoạt động sản xuất, khu vực nhạy cảm môi trường, khu vực đô thị có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm.

Trong những năm qua, tỉnh Hậu Giang đã tập trung đầu tư xây dựng một số trạm quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, không khí xung quanh tự động, liên tục. Đồng thời, Trung tâm cũng đã đầu tư nâng cấp, bổ sung một số thiết bị đo, thiết bị phụ trợ từ đó góp phần nâng cao năng lực hoạt động quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thị trường trong việc cung ứng dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường. Riêng trong năm 2023, Trung tâm được giao 11 nhóm chỉ tiêu nhiệm vụ. Đơn vị đã hoàn thành đạt và vượt 100% các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của ngành Tài nguyên và Môi trường.

Nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ hoạt động của ngành, người dân và doanh nghiệp, với nhiệm vụ được giao, Trung tâm sẽ tập trung phát huy tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, nhất là thế mạnh về chuyên môn, trang thiết bị hiện có, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường của tỉnh.

Hệ thống quan trắc nước mặt trên tuyến kênh Xà No, tỉnh Hậu Giang. 

Đặc biệt là vận hành hiệu quả của hệ thống tiếp nhận, xử lý dữ liệu quan trắc tự động liên đối với các nguồn thải lớn, phối hợp truyền dữ liệu về Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát, cung cấp kịp thời các thông tin về hiện trạng môi trường cho người dân và doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin điện tử của Sở TN&MT, ứng dụng Hậu Giang, ...

Bên cạnh đó, là một tỉnh thuần nông nên Hậu Giang còn tập trung nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong nông nghiệp trong đó tập trung nâng cấp, hoàn thiện hệ thống quan trắc. Cụ thể, đối với người dân, để ứng phó với đợt hạn mặn gay gắt, phức tạp diễn ra từ cuối năm 2023 đến nay, ngoài các giải pháp công trình, nhiều nông dân ở Hậu Giang đã biết cài đặt và sử dụng các phần mềm App Mekong trên điện thoại thông minh để cập nhật các chỉ số nồng độ mặn từ các trạm quan trắc mặn tự động trên địa bàn.  Từ đó, bà con nông dân dễ dàng xác định thời điểm lấy nước ngọt thích hợp tưới cho cây trồng, không phải đo thủ công mỗi ngày 2 lần như trước.

Thông tin từ Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang, tính đến năm 2023 tỉnh Hậu Giang có 46 vị trí quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, khí thải, 10 vị trí quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản;... qua đó, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả giám sát nước thải, khí thải phát sinh trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện phát triển chính quyền số, xây dựng xã hội số, phát triển kinh tế số trong ngành tài nguyên và môi trường trên tinh thần: “Đến năm 2025, ngành Tài nguyên và Môi trường (TNMT) quản lý, điều hành hoàn toàn trên phương thức, quy trình, mô hình của công nghệ số và kết quả phân tích, xử lý dữ liệu số; áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao”, vì vậy Sở TN&MT tỉnh Hậu Giang đã được Ủy ban nhân dân tỉnh đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có đầu tư hạ tầng phần mềm tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động, liên tục và các trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn tỉnh.

Dữ liệu tự động, liên tục của các chủ nguồn thải được Sở theo dõi, quản lý chặt chẽ thông qua phần mềm máy chủ được đặt tại Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường từ đó góp phần bảo vệ tốt môi trường. Ngoài ra, dữ liệu tự động liên tục đã thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quan trắc tự động với hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường quốc gia do Bộ TN&MT quản lý. Tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống quan trắc môi trường, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân…sẽ là đòn bẩy để tỉnh Hậu Giang hoàn thành các mục tiêu về bảo vệ môi trường hướng tới phát triển kinh tế xã hội xanh, tuần hoàn.

 

 

Lê Bảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline