Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 07:01
Thứ ba, 03/01/2023 07:01
TMO - Cùng với những giải pháp về pháp luật, chính sách, đầu tư tài chính, tuyên truyền nâng cao nhận thức... để nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nước, đảm bảo an ninh nguồn nước thì việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ được đánh giá là một trong những giải pháp tối ưu.
Nước là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, là thành phần cơ bản của hệ sinh thái tự nhiên, liên quan đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Do vậy, cần tăng cường các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ với duy trì, phát triển nguồn sinh thủy, nâng cao khả năng tích trữ nước, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; hợp tác, chia sẻ công bằng và hợp lý tài nguyên nước xuyên biên giới. Phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra với phương châm phòng ngừa là chính, giảm thiểu tối đa tổn thất.
Trong đó, đối với giải pháp về khoa học-công nghệ, thời gian tới Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng, địa phương, đơn vị... tăng cường nghiên cứu, hợp tác chuyển giao khoa học và công nghệ nhằm xây dựng các biện pháp, giải pháp phù hợp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia; ưu tiên đối với các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước; dữ liệu thời tiết; dữ liệu viễn thám, GIS, thông tin ảnh vệ tinh sử dụng công nghệ thông minh, trí tuệ nhân tạo phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, tăng cường công tác điều tra cơ bản phục vụ quản lý bền vững các nguồn tài nguyên nước kết hợp với bảo vệ chủ quyền quốc gia nhất là ở các khu vực biên giới, hải đảo.
Tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc tài nguyên nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là nhiệm vụ quan trọng được đẩy mạnh triển khai
Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định điều hòa, phân phối, bảo vệ tài nguyên nước theo thời gian thực; nghiên cứu, xây dựng chương trình trọng điểm cấp quốc gia về an ninh nguồn nước; nghiên cứu xây dựng bộ bản đồ số cảnh báo mức độ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn theo thời gian thực. Tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc tài nguyên nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, dự báo, cảnh báo mức độ thiếu nước, ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, xâm nhập mặn; xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu, giám sát tài nguyên nước quốc gia; chuyển đổi số, kết nối và chia sẻ dữ liệu nguồn nước giữa các cấp, bộ, ngành, địa phương. Áp dụng các công nghệ tiên tiến để theo dõi, giám sát chặt chẽ nguồn nước liên quốc gia, phát hiện những vấn đề bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước.
Ngoài ra, thời gian tới, các đơn vị trên cần nâng cao chất lượng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước. Trong đó, ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, công nghệ tiên tiến để phát triển, thu, tích trữ, điều tiết, điều hòa, chuyển nước, liên kết nguồn nước; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và an toàn; tuần hoàn, tái sử dụng nước, giảm thất thoát nước; quản lý hiệu quả nhu cầu sử dụng nước trong các ngành kinh tế, nhất là trong nông nghiệp.
Đổi mới, nâng cao chất lượng nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại, thông minh, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, điều tiết nguồn nước; ứng phó với thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; giám sát, quan trắc an toàn cho hệ thống hồ, đập và mạng lưới khí tượng thủy văn, động đất, sóng thần. Xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách đào tạo, đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia phục vụ bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước.
Hà Phương
Bình luận