Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 21/05/2024

Đẩy mạnh Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới tại Việt Nam

Chủ nhật, 26/12/2021 11:12

TMO - Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới Việt Nam (VIAIP/WB7) được Ngân hàng Thế giới hỗ trợ tổng kinh phí 210 triệu USD, trong đó 180 triệu USD là vốn vay ưu đãi và 30 triệu USD là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án được triển khai từ năm 2014, đến tháng 6/2021 đã hoàn thành toàn bộ nội dung, hoạt động được phê duyệt.

Dự án được triển khai nhằm cải thiện sản xuất nông nghiệp có tưới tại một số tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp và bền vững thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Theo đó, Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới Việt Nam được triển khai theo 4 hợp phần bao gồm: Hỗ trợ cải thiện quản lý tưới tiêu nước; Nâng cấp hệ thống tưới tiêu; Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu và Quản lý dự án, giám sát và đánh giá.

Triển khai thực hành mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đối khí hậu trên cánh đồng rau màu.

Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các hoạt động tại Hợp phần 3 với nội dung “Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”. Tại hợp phần này, các mô hình nông nghiệp thông minh được đẩy mạnh thực hiện. Thực hành các biện pháp giảm thiểu mức tiêu thụ nước và các tác động đến môi trường của hệ thống canh tác lúa. Thúc đẩy hiện đại hóa thông qua việc sử dụng hệ thống tưới phun và tưới nhỏ giọt. Tổ chức đào tạo nông dân theo phương pháp thực hành. Đồng thời, hỗ trợ Bộ NG&PTNT nâng cấp hệ thống phổ biến thông tin về nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sau quá trình triển khai dự án, kết quả cho thấy: Các nhân tố góp phần đem lại hiệu quả cho các mô hình gồm tiết kiệm nước tưới do giảm số lần tưới, giảm lượng nước tưới, giảm lượng giống sử dụng, giảm lượng phân bón, giảm thuốc BVTV.

Tại Quảng Nam, việc thực hiện các mô hình của Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới đã có đem lại những tín hiệu tích cực: Với việc áp dụng phươngt hức gieo sạ hàng trong cấy lúa, đã giúp người nông dân giảm được số lượng giống gieo trồng khoảng 30kg/ha/vụ. Cây lúa phát triển khỏe, giảm chi phí, giảm công chăm sóc và hạn chế sâu bệnh hại.

Ruộng lúa trong mô hình triển khai theo dự án đã giảm 2,5 lần phun thuốc BVTV mỗi vụ; lượng nước  được cắt giảm 2,7 lần so với ruộng ngoài mô hình dự án. Việc tăng cường bón phân hữu cơ  cũng giảm được 29,5 kg urê/ha. Hiệu quả đem lại trên mô hình tăng 7 triệu đồng/ha/vụ so với canh tác theo tập quán cũ.

Với cây màu (chủ yếu là cây lạc), thông qua hướng dẫn nông dân tham gia mô hình áp dụng IPM sử dụng giống mới, dùng phân hữu cơ, bón phân cân đối nên tính hình và mức độ xuất hiện sâu bệnh ít nghiêm trọng hơn, vì vậy giảm được 2 lần phun thuốc BVTV. Năng suất trung bình của mô hình cao hơn 3,3 tạ/ha, lợi nhuận đem lại cao hơn 10,3 triệu đồng/ha so với ruộng ngoài mô hình.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh, Dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới Việt Nam là dự án đầu tiên Bộ NN&PTNT cùng Ngân hàng Thế giới (WB) lồng ghép các hợp phần giữa đầu tư cho các hạ tầng thủy lợi với các mô hình nông nghiệp thông minh để tích hợp đa giá trị, nâng cao hiệu quả đầu tư của Dự án.

Dự án không chỉ nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư các công trình thủy lợi mà còn góp phần hiện thực hóa chính sách, chủ trương của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu cùng với Chiến lược phát triển thủy lợi đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline