Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 03:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Đẩy mạnh công nghệ cảnh báo sớm hiện tượng sạt lở đất, lũ quét

Thứ ba, 03/05/2022 22:05

TMO - Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm sạt lở đất đá, lũ quét, thiên tai, xây dựng hệ thống cảnh báo tác động và cảnh báo rủi ro do sạt lở đất được coi là nhiệm vụ quan trọng của ngành Khí tượng Thuỷ văn trong thời gian tới. 

Biến đổi khí hậu với sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế-xã hội. Các hiện tượng thời tiết bất thường, trong đó có mưa lớn kéo dài xảy ra ngày càng nhiều, cùng với các hoạt động như phá rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình giao thông, nhà cửa… thúc đẩy các quá trình tai biến địa chất, dẫn đến hiện tượng trượt lở đất đá, lũ ống, lũ quét phát triển mạnh mẽ với quy mô ngày càng lớn, mức độ thiệt hại ngày càng tăng.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Khí tượng Thủy văn, hiện nay ngành khí tượng thủy văn chưa có khả năng dự báo được lũ quét, sạt lở đất (mới cảnh báo nguy cơ có khả năng xảy ra lũ quét tại một vùng hoặc khu vực rộng) do các mô hình dự báo quá trình mưa, lũ còn hạn chế. 

Ảnh minh họa 

Trước tình hình này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thúc đẩy các nghiên cứu, điều tra về trượt lở đất đá, lũ ống, lũ quét trên diện rộng ở tỷ lệ lớn và đi cùng với phân vùng cảnh báo nguy cơ để giúp Chính phủ cũng như các địa phương có thể nắm bắt, hiểu biết về hiện trạng và nguy cơ trượt lở đất đá, lũ ống, lũ quét và có định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đồng thời có giải pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Trong phòng chống, thiên tai nói chung, sạt lở đất, lũ quét nói riêng, công tác cảnh báo đặc biệt quan trọng. Theo đó cần đẩy mạnh công nghệ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét thông qua việc xây dựng công nghệ đồng hóa dữ liệu cảnh báo, cảnh báo mưa, dông, xác định ngưỡng mưa gây sạt lở, lũ quét cho khu vực miền núi, khu vực trọng điểm xảy ra sạt lở, lũ quét; cùng với đó là xây dựng hệ thống cảnh báo tác động và cảnh báo rủi ro do sạt lở đất.

Hiện tại địa chỉ https://www.khituongvietnam.gov.vn/ là trang tin được Tổng cục Thủy văn sử dụng để truyền tải thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai. Trang tin này đang được vận hành, kết nối, tích hợp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ. 

Trong thời gian tới, Tổng cục Khí tượng Thủy văn sẽ tập trung tăng cường phát triển hệ thống quan trắc mưa, lưu lượng tự động, tăng cường cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét thông qua việc xây dựng công nghệ đồng hóa dữ liệu cảnh báo mưa, dông, hạn cực ngắn cho khu vực miền núi; xác định ngưỡng mưa gây sạt lở, lũ quét khu vực miền núi, khu vực trọng điểm xảy ra sạt lở, lũ quét; nghiên cứu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, xây dựng hệ thống cảnh báo tác động và cảnh báo rủi ro do sạt lở đất.

Bên cạnh đó, ngành Khí tượng Thủy văn cũng sẽ tiếp tục thực hiện cụ thể hóa bản tin dự báo thời tiết nguy hiểm đến từng địa phương tại các Đài khí tượng thủy văn khu vực, Đài khí tượng thủy văn tỉnh, cụ thể hóa dự báo tác động của thiên tai đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các đối tượng dễ bị tổn thương trước thiên tai để cụ thể hóa chiến lược xây dựng hệ thống dự báo dựa trên tác động theo định hướng của Tổ chức Khí tượng thế giới nhằm tiếp tục giảm hơn nữa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trong dự báo lũ, ngập lụt, tiến hành xây dựng các bản đồ nguy cơ ngập lụt đối với từng cấp mực nước lũ. Thực hiện chi tiết hóa dự báo lũ quét, sạt lở đất bằng cách chồng chập các sản phẩm bản đồ phân vùng nguy cơ sạt lở của Viện Địa chất Khoáng sản và các viện nghiên cứu khác.

 

Hồng Thái

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline