Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 02:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển du lịch

Thứ sáu, 22/12/2023 07:12

TMO - Cùng với việc triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, kế hoạch phát triển du lịch hàng năm, ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong phát triển du lịch tại địa phương.

Cao Bằng sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi, nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch bền vững. Hiện toàn tỉnh có 215 di tích, trong đó có 3 di tích Quốc gia đặc biệt, 27 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 65 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó có nhiều di tích nổi tiếng như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, huyện Hà Quảng; Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, huyện Nguyên Bình; Khu di tích chiến thắng Đông Khê, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chiến dịch biên giới 1950, huyện Thạch An... Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu khác như: Thành nhà Mạc, thành Na Lữ, đền Vua Lê, chùa Đà Quận, đền Kỳ Sầm... 

Cao Bằng có nhiều thắng cảnh hùng vĩ như: thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, Khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén. Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa, văn học - nghệ thuật, dân ca, dân nhạc, dân vũ, dân gian truyền thống được nghiên cứu sưu tầm khôi phục và phát huy giá trị, như: Hát then, hát sli, hát lượn; các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Pháo hoa, Lễ hội Nàng Hai, lễ hội Lồng tồng, hội Thanh Minh; Lễ cấp sắc, phong tục của một số dân tộc thiểu số: Dao, Sán Chỉ, Lô Lô...  

Trong thời gian qua, tỉnh đã tích cực triển khai kịp thời, hiệu quả các hoạt động chuyển đổi số du lịch theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Kết quả bước đầu đáng ghi nhận, là cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. Xây dựng được cơ sở hạ tầng bước đầu, sở hữu nhiều trang thông tin quảng bá du lịch hiệu quả. Chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các thành phần tham gia kinh doanh du lịch đánh giá, nhận thức đúng vai trò quan trọng của chuyển đổi số du lịch.

Thực hiện Đề án Chuyển đổi số tỉnh Cao Bằng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tích cực triển khai các nền tảng số phục vụ du lịch, phối hợp với đơn vị cung cấp dịch vụ duy trì và nâng cấp Cổng Du lịch thông minh (caobangtourism.vn); phát triển ứng dụng du lịch thông minh trên smartphone (app Cao Bang Tourism) với các tiện ích tra cứu bản đồ, tìm thông tin chính xác về các địa điểm, lập trình tự động theo nhu cầu, đặt dịch vụ khách sạn, nhà hàng dễ dàng, tiết kiệm thời gian, chi phí cho du khách; giúp các cá nhân, doanh nghiệp mở rộng cơ hội kinh doanh, quảng bá, tạo liên kết chuỗi, phát triển chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch hoàn chỉnh. 

Ngành Du lịch tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong phát triển du lịch tại địa phương. 

Hiện nay, trên Cổng du lịch thông minh có phiên bản ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Trung thiết kế sử dụng đơn giản, dễ dàng tương tác trên máy tính và điện thoại thông minh. Cổng du lịch đưa 7 khu, điểm du lịch nổi bật của tỉnh vào thử nghiệm số hóa VR360 (du lịch ảo hóa và thuyết minh ảo). Đây là công nghệ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm sâu, có thể di chuyển, tương tác vào không gian tạo nên sự ấn tượng, khơi dậy niềm khát khao muốn đến địa điểm du lịch mà du khách đang trong quá trình tham khảo để ra quyết định khám phá.

Ngành Du lịch tỉnh đã rà soát hơn 90 điểm di tích, di sản, các khu, điểm du lịch đang khai thác, các nhà mạng đã đầu tư hạ tầng mạng 4G, 5G, sóng điện thoại, mạng wifi để phục vụ nhân dân và khách du lịch; Xây dựng hệ thống âm thanh phân tán tại các điểm di tích ngoài trời tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó. Lắp đặt thi công 36 camera giám sát và 5 điểm wifi miễn phí tại Khu du lịch Thác Bản Giốc. Tổ chức đào tạo nhân lực phục vụ chuyển đổi số du lịch cho trên 150 tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong công tác quảng bá du lịch; Vận hành thử nghiệm phòng trải nghiệm trong đó có hoạt động Chiếu các phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia Đặc biệt Pác Bó. Tạo mã QR cho các tài liệu quảng bá về du lịch Cao Bằng; Lắp đặt 05 bảng tra cứu thông tin tư liệu về Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng tại các trung tâm thông tin của Công viên địa chất…

Ngành Du lịch tỉnh tăng cường ứng dụng công nghệ số trong công tác quảng bá du lịch bằng cách phối hợp thực hiện các chuyên mục: “Du lịch Non nước Cao Bằng”, “Cao Bằng Non nước ngàn năm”, “Cao Bằng tiềm năng và phát triển” trên các ấn phẩm báo chí của tỉnh; khai thác hiệu quả tin, bài tuyên truyền về Công viên địa chất Non nước Cao Bằng trên ấn phẩm báo điện tử giới thiệu về hình ảnh, du lịch Cao Bằng; mở các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, nâng cao chất lượng các tin, bài, tăng cường đăng tải những hình ảnh đẹp về con người, quê hương, non nước Cao Bằng

Thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo, duy trì, nâng cấp trang thông tin điện tử Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và Fanpage Du lịch Non nước Cao Bằng; cập nhật dữ liệu, thông tin thường xuyên; Cập nhật dữ liệu, thông tin phục vụ Cổng du lịch thông minh. Phát triển cơ sở dữ liệu bản đồ số về du lịch. Phủ sóng mạng di động 4G/5G tại tất cả các khu, điểm du lịch. Thuê hệ thống wifi miễn phí, hệ thống camera giám sát tại các khu, điểm du lịch; cơ sở kinh doanh dịch vụ, kinh doanh du lịch. Tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi số; các ứng dụng du lịch thông minh cho nhân lực du lịch, các khu, điểm, các cơ sở kinh doanh du lịch.

Thực hiện các nội dung chuyển đổi số cho giai đoạn 2024 - 2025: Triển khai Hệ thống vé điện tử tại các khu, điểm du lịch trọng điểm. Hệ thống thuyết minh đa phương tiện (Multi-media guide). Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ nhận dạng, truy vết nhằm nâng cao  hiệu quả công tác quản lý, giám sát du khách tham quan, hỗ trợ công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thành viên của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh tham mưu triển khai đồng bộ chuyển đổi số du lịch trên địa bàn tỉnh; nhằm tạo động lực, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển du lịch của địa phương. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành Trung ương để triển khai nhiệm vụ một cách tổng thể, đúng định hướng, đặc biệt là không trùng lặp với các nhiệm vụ mà các Bộ, ngành triển khai trên toàn quốc; Xác định các nhiệm vụ chuyển đổi số du lịch có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực. Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng dữ liệu số về các di sản văn hóa, danh thắng, khu, điểm, dịch vụ, thị trường du lịch theo hướng mở để người dùng có thể làm giàu tài nguyên, dữ liệu; Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và các ứng dụng số.

Đối với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh du lịch, xác định đúng vai trò của chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đề nghị các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin triển khai các nội dung Thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa tỉnh Cao Bằng và các Tập đoàn, tiếp tục hỗ trợ Tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số nói chung, chuyển đổi số du lịch nói riêng. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các địa phương của tỉnh để tiến hành khảo sát, triển khai lắp đặt hạ tầng, cung cấp các dịch vụ số tại các khu, điểm du lịch của tỉnh.

 

 

Thu An 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline