Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 05/04/2025 03:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 05/04/2025

Đầu tư hệ thống thủy lợi kiểm soát mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất

Thứ bảy, 14/01/2023 04:01

TMO - Nhằm ứng phó với thiên tai, bảo vệ sản xuất trong mùa khô 2023, tỉnh Tiền Giang đang khẩn trương thi công 6 cống đập ngăn mặn, trữ ngọt tại đầu các kênh rạch ra sông Tiền.

Theo đó, dự án 6 cống trữ ngọt, ngăn mặn dọc sông Tiền được đầu tư, tổng kinh phí hơn 840 tỷ đồng, hoàn thành cuối năm 2023, vừa được tỉnh Tiền Giang khởi công nằm trên đường tỉnh 864. Sáu cống gồm Rạch Gầm, Phú Phong, Mù U (Châu Thành) và Cây Còng, Cái Sơn, Hai Tân (Cai Lậy).

Cống được thiết kế lộ thiên, bê tông cốt thép, rộng 10-50 m, đóng mở cửa van bằng hệ thống thủy lực. Công trình do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang làm chủ đầu tư, từ nguồn ngân sách Trung ương và địa phương.

Cống Phú Phong một trong những công ngăn mặn, trữ ngọt được đầu tư mới đây. Ảnh: H.Nam 

Các cống có nhiệm vụ ngăn mặn, trữ ngọt cho 128.000 ha cây ăn trái và lúa, cung cấp nước ngọt cho hơn 1,1 triệu dân hai tỉnh Tiền Giang và Long An vào mùa khô hạn. Hai cống Rạch Gầm, Phú Phong sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng trong tháng 6/2023, 4 cống còn lại dự kiến xong vào cuối năm 2023.

Ngoài 6 cống ngăn mặn được tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 860 tỷ đồng nêu trên sẽ hoàn thành vào giữa năm 2023 và đầu năm 2024, tại địa bàn tỉnh Tiền Giang còn đang thi công dự án ngăn mặn có quy mô lớn tại kênh Nguyễn Tấn Thành (xã Bình Đức - Song Thuận, huyện Châu Thành). Đó là cống ngăn mặn do Ban Quản lý Đầu tư xây dựng Thủy lợi 10 (Bộ NN-PTNT) đầu tư với nguồn kinh phí gần 500 tỷ đồng. Công trình được khởi công vào tháng 11/2022.

Đây là dự án thủy lợi quan trọng của tỉnh Tiền Giang với mục tiêu tăng cường khả năng trữ nước ngọt, chủ động kiểm soát triều cường, xâm nhập mặn, điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp với diện tích khoảng 12.580 ha. Đồng thời, tạo nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước sinh hoạt trong khu vực, phục vụ cho khoảng 800.000 dân trong tỉnh.

Công trình sẽ hoàn thành trong 18 tháng với phần cống có kết cấu bằng bê tông cốt thép, chiều rộng thông nước 40 mét; cửa van bằng thép, đóng mở bằng xi lanh thủy lực, cao trình ngưỡng cống - 5,5m. Đến nay, dự án đã hoàn thành đóng cọc xử lý trụ nền T2, dầm van đoạn âu thuyền số 3 và đang đóng cọc sắp hoàn thành trụ pin T1, đoạn âu số 4 và số 2; đang đóng cừ chống thấm và khung vây. 

UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, việc xây dựng cống âu Nguyễn Tấn Thành là rất ý nghĩa bởi, hằng năm, địa phương phải đầu tư ngân sách để đắp đập tạm ngăn mặn, trữ ngọt với kinh phí khoảng 15-20 tỷ đồng. Bên cạnh ý nghĩa lớn về chính trị, kinh tế, xã hội và môi trường, dự án cũng thể hiện tính liên kết vùng khi vùng ảnh hưởng trải dài từ Tiền Giang qua Long An. 

 Thi công cống âu Nguyễn Tấn Thành trong ngăn mặn, trữ ngọt tại Tiền Giang (Ảnh: Đ.Tuyển) 

Theo phương án về phòng chống, ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2022 – 2023,  trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được chia thành 5 vùng dự án để chủ động ứng phó với hạn, xâm nhập mặn như: Vùng ngọt hóa Gò Công; vùng Phú Thạnh - Phú Đông; vùng Bảo Định mở rộng sang vùng kiểm soát lũ (bao gồm tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An); vùng Đông, Tây Ba Rài; vùng cù lao xã Tân Phong, xã Ngũ Hiệp và cù lao Long Đức, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy. Mục tiêu cụ thể nhằm đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt, cung cấp đủ nước tưới cho khoảng trên 184.000ha sản xuất nông nghiệp của 2 tỉnh Tiền Giang và Long An. Trong đó, diện tích tỉnh Tiền Giang là gần 164.000ha.

Cụ thể, diện lúa đông xuân 2022 - 2023 là 58.727ha (trong đó Tiền Giang là 47.395ha); diện tích hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày là 28.743ha (Tiền Giang là 26.196ha); diện tích cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày là 96.573,3ha (Tiền Giang là 90.248,3ha). Đồng thời, đảm bảo nguồn nước ngọt cho 3 nhà máy nước gồm Đồng Tâm, Bình Đức (Tiền Giang) và Nhà máy Nhị Thành (Long An) để cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 1,1 triệu người (trong đó Tiền Giang khoảng 800.000 người).

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang nếu các công trình ngăn mặn trên địa bàn tỉnh hoàn thành, sẽ có chức năng ngăn mặn, trữ ngọt, chống triều cường, phục vụ cho hàng chục nghìn ha vườn cây ăn trái chuyên canh của khu vực phía tây của tỉnh Tiền Giang và cung cấp nước sinh hoạt vào mùa khô cho trên 1 triệu người dân các tỉnh Tiền Giang, Long An.

 

 

Minh Thu 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline