Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 20:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Đầu tư công nghệ nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản

Thứ bảy, 03/08/2024 07:08

TMO - Với mục tiêu nâng cao sản lượng khai thác thuỷ sản, nhiều ngư dân của tỉnh Quảng Trị đã đầu tư hàng tỷ đồng để mua sắm, trang bị nhiều thiết bị, ứng dụng công nghệ hiện đại để phục vụ quá trình khai thác, góp phần nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế.  

Quảng Trị là địa phương có ngư trường rộng gần 8.400 km², trữ lượng hải sản khoảng 60.000 tấn/năm. Toàn tỉnh có 5 huyện với 16 xã, thị trấn ven biển, có trên 8.000 lao động ngư nghiệp nhiều kinh nghiệm, diện tích vùng triều cửa sông và vùng cát ven biển hơn 3.500 ha, rất thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm có giá trị kinh tế cao.

Được biết, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 2.280 tàu cá với tổng công suất 137.915,6 CV. Để nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ sản, đồng thời góp phần bảo vệ tốt nguồn lợi, môi trường thủy sản phát triển ổn định, theo hướng bền vững, ngư dân tỉnh Quảng Trị đã tăng cường ứng dụng công nghệ, sử dụng trang thiết bị hiện đại vào quá trình khai thác thuỷ sản như hệ thống tời thuỷ lực hay ứng dụng công nghệ Composite Polyurethan Foam…

Đơn cử tại thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, sau một thời gian đưa vào sử dụng hệ thống tời thủy lực cải tiến trên tàu cá xa bờ, nhiều ngư dân nhận định, tời thủy lực cải tiến có ưu điểm dễ tháo lắp, dễ sử dụng, hoạt động ổn định, không có hiện tượng trục trặc, bung dây giềng phụ khi thu lưới trong điều kiện thời tiết sóng to, gió lớn. Khác với tời cơ ma sát chỉ thu lưới được ở một bên mạn tàu, tời thủy lực cải tiến có thể quay 360 độ và thu lưới được cả 2 bên mạn tàu, tốc độ thu lưới nhanh hơn, giúp giảm thời gian thu lưới xuống còn khoảng 2/3 so với trước cho phép tàu cá có thể trang bị thêm từ 90 - 120 cheo lưới, giúp tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

Đặc biệt, độ an toàn so với tời cơ ma sát truyền thống cũng cao hơn hẳn do khi thu, thả lưới ngư dân không phải trực tiếp công đoạn tháo và lắp dây liên kết, không phải kéo dây giềng phụ khi thu lưới trong điều kiện sóng gió lênh đênh trên biển; giảm được 2 lao động khi thu, thả lưới, góp phần giải quyết tình trạng thiếu lao động đi biển trên các tàu đánh bắt xa bờ hiện nay.

Tương tự, để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian qua, nhiều ngư dân đã ứng dụng công nghệ Composite Polyurethan Foam (CPF) để xây dựng hầm bảo quản thay thế hầm bảo quản truyền thống được làm bằng các chất liệu gỗ, xốp trước đây. Các ngư dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, sau khi sử dụng công nghệ CPF cho biết, ưu điểm của công nghệ CPF là do sử dụng vật liệu cách nhiệt PU nên giúp hầm giữ lạnh lâu hơn, bảo quản sản phẩm tốt hơn, lượng đá dùng làm lạnh ít bị hao hụt hơn.

Ngư dân tỉnh Quảng Trị khai thác hiệu quả hơn nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại. (Ảnh minh hoạ).

Qua thực tế các chuyến biển, đã giảm được lượng đá lạnh hao hụt lên đến 20 - 30% so với hầm bảo quản truyền thống, tăng giá trị sản phẩm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với các tàu cá khác không sử dụng công nghệ này. Qua đó, giúp kéo dài thời gian chuyến biển, giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế lên 15 - 20% so với trước đây. Đồng thời, việc sử dụng vật liệu inox và PU đã giúp sản phẩm đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thông tin từ Chi cục Thủy sản Quảng Trị, việc ứng dụng công nghệ vào khai thác thủy sản đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sản lượng khai thác, chất lượng sản phẩm. Cụ thể, Chi cục đã chuyển giao thành công một số ngư cụ cho ngư dân như lưới rê hỗn hợp, lưới chụp, lưới vây rút chì kết hợp ánh sáng, lưới rê 3 lớp trên khối tàu xa bờ; lưới rê ba cao lườn, lưới thanh ba, lưới rê khai thác cá chim đối với với khối tàu ven bờ; lồng bẫy mực lá, lồng bẫy khai thác ốc hương và ghẹ... Trong đó, nghề lưới rê hỗn hợp là mô hình mang lại hiệu quả cao và góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững hơn.

Bên cạnh đó, nhằm mục đích giảm sức lao động, hạn chế số người lao động trên tàu để tăng hiệu quả kinh tế, việc cơ giới hóa trong hoạt động khai thác thủy sản thời gian qua đã được ngư dân chú trọng đầu tư như máy tời thủy lực thu lưới rê hỗn hợp, thu lưới vây; máy tời dây giềng trên tàu lưới vây; máy tời thủy lực thu giềng lực đối với nghề lồng bẫy khai thác ghẹ và ốc hương. Đến nay, hầu hết tàu cá làm nghề lưới rê hỗn hợp đều sử dụng máy tời thủy lực để thu lưới, đặc biệt trên tàu vỏ thép còn sử dụng đến 2 máy. Trên tàu lưới vây và lồng bẫy đều sử dụng máy tời thủy lực để thu dây giềng.

Về trang thiết bị hàng hải, ngư dân đã áp dụng máy định vị vệ tinh trên tàu cá; máy dò cá bằng sóng siêu âm đã được nâng cấp, cải tiến qua các thế hệ như dò đứng, dò ngang và dò chụp. Áp dụng máy ra-đa để quản lý lưới, tránh va chạm trên biển. Máy nhận dạng tự động AIS để đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khi hoạt động trên biển.

Từ sử dụng máy thông tin liên lạc sóng ngắn HF, máy thông tin liên lạc tầm trung, tầm xa, đến nay hầu hết khối tàu cá xa bờ đã đưa vào sử dụng máy thông tin liên lạc có tích hợp định vị vệ tinh. Lắp đặt máy giám sát hành trình trên tàu cá và thiết bị ghi nhật kí điện tử hàng hải. Hiện trên địa bàn tỉnh đã hình thành 2 cơ sở đóng tàu vỏ thép và vỏ gỗ. Đây là các cơ sở đầu tiên áp dụng thành công công nghệ đóng tàu cá vỏ thép ở Quảng Trị.

Việc tăng cường ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến, thông minh trong các khâu của quá trình khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện nay là phù hợp với mục tiêu đồng bộ, theo chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh. Góp phần phát triển ngành thủy sản theo hướng hiện đại và bền vững, điều này không chỉ nâng cao giá trị kinh tế mà còn đảm bảo an toàn cho ngư dân trong quá trình sản xuất trên biển.  

 

 

Lê Thu

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline