Hotline: 0941068156

Thứ hai, 07/04/2025 14:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 07/04/2025

Đặt bẫy ảnh trong theo dõi, giám sát voi rừng

Thứ năm, 31/08/2023 07:08

TMO - Qua phân tích hơn 16.000 tấm hình từ bẫy ảnh, các nhà khoa học xác định quần thể voi rừng ở Đồng Nai dao động 25-27 con, cao gấp đôi số liệu đã ghi nhận trước đó.

Tổ chức bảo vệ động vật (HSI) cho biết, quần thể voi hoang dã tại Việt Nam suy giảm mạnh từ khoảng 2.000 (cá thể) xuống còn khoảng 100 - 130 con trong vòng 4 thập niên gần đây. Đồng Nai là nơi sống của quần thể voi hoang dã lớn thứ hai trên cả nước. Do vậy, Đồng Nai là một trong các tỉnh được ưu tiên cho công tác bảo tồn voi trong hai năm qua.

HSI đã thực hiện chương trình giám sát voi bằng bẫy ảnh để xây dựng một cơ sở dữ liệu có một không hai tại Việt Nam, định dạng từng cá thể voi được ghi nhận. Mỗi con voi đều có thẻ định dạng riêng, gồm tên tiếng Việt, tuổi, giới tính, đặc điểm nhận dạng riêng nổi bật để phân biệt giữa các cá thể, đặc điểm thể trạng và thuộc nhóm, đàn nào. Số lượng cá thể này sẽ có hồ sơ định dạng kèm theo một cách khoa học với dữ liệu chính xác qua hàng chục nghìn ảnh thu được từ các bẫy ảnh. Các cuộc khảo sát thực địa đã xác định được vùng sống/vùng hoạt động của các đàn voi.

Bẫy ảnh ghi lại hình ảnh đàn voi rừng ở Đồng Nai tăng cao so với số lượng trước đó. 

Những con voi đực trưởng thành như Ngà Lệch, Cát Tiên và Đất Đỏ đã được giám sát và định dạng thông qua các hình ảnh thu được tại nhiều điểm đặt bẫy ảnh thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai và Công ty lâm nghiệp La Ngà (thuộc ba huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu và Định Quán).

Dữ liệu về xung đột voi - người đã được thu thập theo mẫu chuẩn, đưa lên phần mềm để số hóa, phân tích và cung cấp những hiểu biết cần thiết về xung đột trên địa bàn tỉnh. Những dữ liệu khoa học hứa hẹn sẽ giúp Đồng Nai có cách tiếp cận bảo tồn voi khoa học, xây dựng các chính sách/biện pháp bảo tồn và giảm thiểu xung đột voi - người một cách khoa học và thực tế.

Trong một năm qua, bẫy ảnh đã thu được hơn 450.000 ảnh, bao gồm khoảng 16.000 ảnh liên quan đến voi rừng. Nhờ nguồn dữ liệu từ các bức ảnh và video về voi hoang dã ở Việt Nam với độ chi tiết chưa từng có, các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng số lượng cá thể tại Đồng Nai trên thực tế cao gấp đôi số liệu đã được ghi nhận trước đây, với khoảng từ 25 - 27 cá thể. Đây là tín hiệu tốt để có thể nhân rộng sáng kiến này, áp dụng mở rộng ở tất cả các tỉnh có voi phân bổ tại Việt Nam, đặc biệt là ở Đắk Lắk, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Nam - nơi mà những quần thể voi rất quan trọng của Việt Nam đang sinh sống, qua đó xác định chính xác hơn số lượng cá thể voi trên toàn quốc.

Chương trình thí điểm trên của HIS đã cho kết quả chính xác về voi từ bẫy ảnh đã củng cố thêm niềm tin cho công tác bảo tồn loài voi trên địa bàn. Đồng Nai ưu tiên và dành nhiều nguồn lực cho công tác bảo vệ rừng, đa dạng sinh học; đồng thời tích cực thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hài hòa với thiên nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Tỉnh đã triển khai nhiều dự án bảo tồn các loài động thực vật, trong đó có dự án "Khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020", dự án "Đầu tư xây dựng một số hạng mục tiếp theo bổ sung dự án khẩn cấp bảo tồn voi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014 - 2020". Nhờ đó, quần thể voi hoang dã được bảo tồn và phát triển với 27 con, đứng thứ 2 cả nước. Các xung đột giữa voi và người ngày một giảm. Hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép ngà voi cũng được ngành chức năng của tỉnh kiểm soát. 

 

 

Minh Cường 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline