Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Đảm bảo an ninh nguồn nước

Thứ bảy, 18/02/2023 05:02

TMO - Do tầm quan trọng quyết định sinh kế và ổn định cuộc sống của người dân, góp phần phát triển bền vững của đất nước, nên việc bảo đảm an ninh nguồn nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Nhà nước ưu tiên triển khai.

Hiện nay, tổng lượng nước trung bình nhiều năm trên phạm vi toàn quốc khoảng 935,9 tỷ m3/năm, trong đó: Nguồn nước mặt: khoảng 844,4 tỷ m3/năm (mùa lũ: 3 - 5 tháng, chiếm khoảng 72%; mùa cạn: 7-9 tháng, chiếm khoảng 28%), lượng nước nội sinh khoảng 340 tỷ m3/năm (chiếm khoảng 40%), lượng nước ngoại sinh khoảng 504,4 tỷ m3/năm (chiếm khoảng 60%); tổng dung tích trữ của các hồ chứa (thủy lợi, thủy điện) có quy mô từ 0,05 triệu m3 trở lên khoảng 68,7 tỷ m3. Nguồn nước dưới đất: khoảng 91,5 tỷ m3/năm (trong đó nước mặn khoảng 22,4 tỷ m3/năm, nước nhạt khoảng 69,1 tỷ m3/năm).

Nước mặt: phân bố ở lưu vực sông Cửu Long 474,1 tỷ m3/năm (chiếm khoảng 56,2%), Hồng - Thái Bình khoảng 148,3 tỷ m3/năm (chiếm khoảng 18%), Đồng Nai khoảng 40 tỷ m3/năm (chiếm khoảng 4,7%), 10 lưu vực sông lớn còn lại và các lưu vực sông ven biển chiếm khoảng 21,1% tổng lượng nước. Nước dưới đất: phân bố ở lưu vực sông Cửu Long 25,8 tỷ m3/năm (chiếm khoảng 28,2%), Hồng - Thái Bình khoảng 22,1 tỷ m3/năm (chiếm 24,1%), Đồng Nai khoảng 11,6 tỷ m3/năm (chiếm 12,7%), các lưu vực sông còn lại chiếm 35% tổng lượng nước. Tổng lượng nước bình quân trên đầu người khoảng 9.589 m3/người/năm, trong đó lượng nước nội sinh khoảng 4.421 m3/người/năm.

Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 – 2030 nhấn mạnh đến mục tiêu đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia. Quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước; điều hòa, phân phối, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra đảm bảo cân bằng giữa nhu cầu cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân. Đến năm 2050,  chủ động về nguồn nước trong mọi tình huống, dự báo, điều tiết nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Huy động tối đa, nâng cao hiệu quả vai trò điều tiết các hồ thủy điện, thủy lợi lớn trong đảm bảo an ninh nguồn nước. 

Nhằm chủ động nguồn nước trong mọi tình huống, một trong những giải pháp quan trọng là phân phối nguồn nước theo các vùng, các lưu vực sông. Trong đó, việc phân phối nguồn nước phải bảo đảm linh hoạt, công bằng, hiệu quả, hợp lý giữa các đối tượng khai thác, sử dụng nước trên các vùng, các lưu vực sông trên cơ sở hiện trạng, chức năng nguồn nước, yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu, ngưỡng khai thác nước dưới đất và khả năng đáp ứng của nguồn nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2030 khoảng 122,5 tỷ m3/năm, đến năm 2050 khoảng 131,7 tỷ m3/năm.

Trong mọi trường hợp, ưu tiên đảm bảo cấp nước cho sinh hoạt. Trong điều kiện bình thường thực hiện phân phối đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho các ngành theo nhu cầu đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước. Thứ tự ưu tiên thay đổi theo vùng, lưu vực sông, theo mùa và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Trong trường hợp hạn hán thiếu nước phải hạn chế phân phối nguồn nước cho các hoạt động sử dụng nhiều nước, chưa cấp thiết để ưu tiên cho mục đích sinh hoạt và các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Phương án phân bổ phải căn cứ trên cơ sở mức độ hạn hán thiếu nước và quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương để triển khai các giải pháp ứng phó đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả. Hạn chế phân phối nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí, đặc biệt các khu vực khan hiếm nước, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. 

Bên cạnh đó, cần kiểm soát, điều hòa, phân phối với lưu lượng phù hợp tại các công trình chuyển nước trong lưu vực sông có quy mô lớn, để bảo đảm không làm suy thoái, cạn kiệt dòng chảy hạ du, nâng cao hiệu quả cấp nước trên dòng chính các sông lớn, quan trọng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long như: cống Xuân Quan (Hồng - Thái Bình), đập Bái Thượng (Mã), đập Đô Lương và Cống Nam Đàn (Cả), hệ thống đập An Trạch, Hà Thanh, Thanh Quýt, Bàu Nít (Vu Gia - Thu Bồn), đập Thạch Nham (Trà Khúc), đập Đồng Cam (Ba), đập Văn Phong và hệ thống đập dâng ở hạ lưu (Kôn - Hà Thanh) và hệ thống công trình (cống) phân ranh vùng sản xuất theo vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái nước lợ, vùng sinh thái nước mặn lưu vực sông Cửu Long,... 

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 hạn chế việc bổ sung các công trình chuyển nước giữa các lưu vực sông lớn. Trường hợp cần thiết phải thực hiện chuyển nước giữa các lưu vực sông lớn thì căn cứ vào kết quả đánh giá chi tiết về các tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường của lưu vực sông chuyển nước và lưu vực sông được chuyển nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương có liên quan tổng hợp báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoặc quyết định điều chỉnh bổ sung theo thẩm quyền nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao hiệu quả các công trình chuyển nước liên lưu vực hiện có (sông Vu Gia sang sông Thu Bồn, sông Ba sang sông Kôn, sông Sê San sang sông Trà Khúc, sông Đồng Nai sang các sông ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận,...), nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến hạ du lưu vực sông chuyển nước, tăng cường hiệu quả sử dụng nước, đảm bảo công bằng hợp lý đối với các lưu vực sông được chuyển nước. 

Huy động tối đa, nâng cao hiệu quả vai trò điều tiết các hồ thủy điện, thủy lợi lớn quan trọng hiện có trên 11 lưu vực sông lớn (Hồng, Mã, Cả, Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Ba, Kôn - Hà Thanh, Sê San, SrêPốk, Đồng Nai) và các hồ chứa vừa và lớn trên các lưu vực sông độc lập ven biển trong việc điều hòa, cấp nước cho hạ du, bảo đảm phù hợp với điều kiện nguồn lực, nhu cầu khai thác và khả năng đáp ứng nguồn nước. Rà soát, nâng cao năng lực, hiệu quả các công trình lấy nước phù hợp với điều kiện nguồn nước, đặc biệt là các công trình, hệ thống thủy lợi lớn ở hạ lưu các lưu vực sông để bảo đảm sử dụng nước hiệu quả, giảm thiểu tối đa thất thoát, lãng phí nước...

 

 

Thu Hà

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline