Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 03:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Đà Nẵng tiếp tục ưu tiên nguồn lực để chống ngập úng

Thứ sáu, 19/01/2024 10:01

TMO - Thời gian gần đây, tình trạng ngập lụt cục bộ do mưa lớn tại thành phố Đà Nẵng ngày càng phức tạp với nhiều điểm ngập phát sinh, phạm vi ngập lụt mở rộng, mực nước ngập sâu hơn...Trong năm 2024, thành phố tiếp tục dành nhiều kinh phí để đầu tư và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư nhiều công trình chống ngập úng và bảo vệ môi trường.

Thống kê của ngành chức năng thành phố cho thấy, từ các đợt mưa trong năm 2022 và 2023, tình trạng ngập nước một số khu vực trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có xu hướng phức tạp, có khoảng 50 điểm ngập nước, trong đó có một số khu vực ngập nặng trên địa bàn quận Liên Chiểu như Mẹ Suốt, cầu Đa Cô; Yên Thế-Bắc Sơn-Tôn Đức Thắng; kiệt 96 Điện Biên Phủ…

Theo Ban đô thị HĐND thành phố Đà Nẵng, tình trạng ngập nặng có nguyên nhân là do khí hậu biến đổi cực đoan, đồng thời hệ thống thoát nước và các hồ điều tiết của thành phố đã quá tải. Thống kê cho thấy, trong năm 2022, lượng mưa trung bình 3 giờ lớn nhất là 407mm, 6 giờ là 568mm và 24 giờ là 698mm; năm 2023, lượng mưa trung bình 3 giờ lớn nhất là 145mm, 6 giờ là 241mm và 24 giờ là 456mm, tăng gấp nhiều lần so với các năm trước đó. Lượng mưa quá lớn đã gây quá sức chịu tải hệ thống thoát nước của thành phố.

Những năm trở lại đây, nhiều khu dân cư tại TP Đà Nẵng ngập sâu do mưa lớn. Ảnh: KX. 

Cùng với đó, việc đô thị hóa nhanh kèm theo diện tích ao hồ trữ nước bị suy giảm, một số tuyến thoát nước chính chưa được thi công hoàn thiện, chưa nạo vét, khơi thông trước các đợt mưa lớn… đã khiến tình trạng ngập lụt thêm trầm trọng. Nhiều khu vực chỉ cần một trận mưa lớn là ngập. Một số khu vực ngập nặng như đường Mẹ Suốt, tuyến đường vào KCN Hòa Khánh giáp Tôn Đức Thắng, cầu Đa Cô, đường Yên Thế, đường Bắc Sơn, Cách Mạng Tháng Tám - Cống Quỳnh, một số tuyến đường phía tây bắc sân bay Đà Nẵng... 

Đáng chú ý, hệ thống thoát nước chính hiện nay của thành phố chưa khai thác hết lợi thế địa hình tự nhiên giáp sông, giáp biển. Nhiều tuyến thoát nước đi lòng vòng, kéo dài, tập trung về cùng khu vực cửa xả dẫn đến xung đột, cản trở dòng lẫn nhau, làm giảm hiệu quả thoát nước. Qua bình đồ có thể thấy hiện có 8 hướng thoát nước chính chảy về sông Phú Lộc dẫn đến xung đột dòng lẫn nhau. Những dòng chảy có cao độ thấp như Khe Can, Phần Lăng ra sông bị các dòng lớn, như Kinh Dương Vương, hồ Bàu Sấu… cản dòng, làm cho hiệu quả thoát nước kém.

Trong dự toán chi thường xuyên ngân sách thành phố cho các cơ quan, đơn vị theo lĩnh vực năm 2024, tổng chi cho công tác bảo vệ môi trường là hơn 505 tỷ đồng, chiếm 5,89% tổng chi ngân sách thành phố. Từ dự toán nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024 được UBND thành phố bố trí hơn 180 tỷ đồng, Sở Xây dựng đã phân bổ 300 triệu đồng cho công tác ứng phó và khắc phục sự cố nước thải tràn ra biển; 1,2 tỷ đồng duy trì vệ sinh môi trường 4 hồ: Bàu Gia Hạ, Bàu Gia Thượng, Bàu Sấu, Bàu Làng; 67 tỷ đồng để quản lý, vận hành các trạm xử lý nước thải sinh hoạt. Đồng thời, phân bổ 6,7 tỷ đồng để đại tu các máy bơm chống ngập tại các trạm chống ngập (Thuận Phước, Đảo Xanh, Trương Chí Cương - Nguyễn Xuân Nhĩ) và 106 tỷ đồng để thực hiện dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải.

Ngoài kinh phí sự nghiệp môi trường, Sở Xây dựng cũng bố trí 2,8 tỷ đồng cho công tác hỏa táng; 156 tỷ đồng để thực hiện dịch vụ duy trì hệ thống cây xanh đô thị và trồng hoa vào các dịp lễ..., bảo đảm cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp cho thành phố...Sở Xây dựng thành phố đã giao các cơ quan, đơn vị căn cứ chế độ, định mức chi tài chính hiện hành và dự toán được giao nói trên, chủ động cân đối, sắp xếp, điều chỉnh, phân bổ đủ kinh phí cho các nhiệm vụ chi của cơ quan, đơn vị, bảo đảm hợp lý, tiết kiệm theo thứ tự ưu tiên kể cả các nhiệm vụ phát sinh trong năm trong phạm vi dự toán được giao.

Thành phố tiếp tục dành nhiều kinh phí để đầu tư và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư  nhiều công trình chống ngập úng và bảo vệ môi trường. 

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2024, thành phố bố trí 45 tỷ đồng để cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn quận Thanh Khê và Liên Chiểu; 200 triệu đồng để thực hiện xử lý ngập úng tại khu vực tổ 1, 2, 5 và 6, phường Thanh Khê Tây (quận Thanh Khê); 55 tỷ đồng để khởi công và xây lắp tuyến ống thu gom nước thải dọc đường Trần Hưng Đạo nối dài (đoạn từ cầu Tiên Sơn đến Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn) và 170 tỷ đồng để khởi công, xây lắp hệ thống thu gom nước thải khu vực phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ.

Thành phố bố trí hơn 254 tỷ đồng để thanh toán khối lượng thi công 12 công trình bảo vệ môi trường, trong đó, bố trí hơn 194 tỷ đồng để thanh toán cho khối lượng thi công 11 công trình đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng năm 2023; 20 tỷ đồng để thanh toán khối lượng thi công dự án Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Hòa Khánh (giai đoạn 2) với công suất 5.000m3 /ngày và 40 tỷ đồng để khởi công, xây lắp Trạm trung chuyển rác sinh hoạt tại khu vực quận Cẩm Lệ.

Thành phố cũng bố trí kinh phí chuẩn bị đầu tư trong năm 2024 đối với 60 công trình cấp nước, thoát nước, đáng chú ý là những công trình như xử lý thoát nước để chống ngập úng cho khu vực xung quanh Sân bay Đà Nẵng; xây dựng tuyến cống thoát nước từ hồ Xuân Hòa A ra đến vịnh Đà Nẵng để chống ngập úng khu vực đường Hà Huy Tập và dọc kênh Phần Lăng; tuyến cống thoát nước số 2 và nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Như Hạnh để chống ngập úng khu vực Khe Cạn; đầu tư tuyến cống thoát nước dọc đường Phùng Hưng đoạn từ sông Phú Lộc ra đường Nguyễn Tất Thành để chống ngập úng khu vực đường Mẹ Suốt, đường Yên Thế - Bắc Sơn; tuyến thoát nước chính từ hạ lưu kênh thoát nước của Khu Công nghệ cao Đà Nẵng về kênh thoát lũ Hòa Liên (xử lý ngập úng ở khu vực thấp); hệ thống thu gom, xử lý nước thải các khu tái định cư trên địa bàn xã Hòa Sơn, Hòa Liên (huyện Hòa Vang) và phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) về Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu...

Đồng thời, bố trí kinh phí chuẩn bị đầu tư 22 công trình bảo vệ môi trường, trong đó có đầu tư xây dựng hộc rác số 7 tại khu vực bãi rác Khánh Sơn; các trạm trung chuyển rác sinh hoạt tại khu vực quận Ngũ Hành Sơn, xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang), phường Hòa Phát (quận Cẩm Lệ) và cải tạo, mở rộng, nâng công suất trạm trung chuyển rác sinh hoạt ở đường Nguyễn Đức Trung (quận Thanh Khê)...

Để giải quyết tổng thể tình trạng ngập úng thành phố Đà Nẵng cần có nguồn lực lớn và thời gian kéo dài. Trước mắt cùng với việc nạo vét, khơi thông, đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành các tuyến thoát nước chính dở dang, thành phố cần ưu tiên dành nguồn lực triển khai ngay xử lý một số vị trí. Đầu tư một số hướng thoát mới ra sông, vịnh để phân lưu các hướng thoát hiện trạng và khai thác các lợi thế giáp sông, giáp biển. Về lâu dài, lực lượng chức năng nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo sớm.

Thành phố đang triển khai quy hoạch chuyên ngành về cấp thoát nước với cơ sở dữ liệu đầu vào qua những cơn mưa và tính toán biến đổi khí hậu… Dự kiến, trình báo cáo phê duyệt quy hoạch trong tháng 6/2024. Thành phố sẽ khẩn trương tập trung nhân lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. Đây là cơ sở đề xuất các dự án thoát nước có quy mô lớn trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, bảo đảm giải quyết triệt để vấn đề ngập úng đô thị tại thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, Sở Xây dựng thành phố sẽ rà soát, đề xuất mua sắm bổ sung các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phục vụ công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành thuộc tỉnh Quảng Nam trong việc vận hành các hồ, đập đầu nguồn để điều tiết lũ cho khu vực huyện Hòa Vang; ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa và tăng diện tích hành lang xanh, mảng xanh đô thị, hạn chế tối đa việc bê tông hóa nếu không thật sự cần thiết.

 

 

Thu Hiền 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline