Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 01:06

Tin nóng

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gặp mặt các chuyên gia, nhà khoa học nhân Ngày Môi trường Thế giới

Thứ sáu, 20/06/2025

Vĩnh Phúc chủ động phòng chống, giảm thiệt hại do thiên tai

Chủ nhật, 08/06/2025 14:06

TMO - Nhằm nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2025, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các địa phương rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, địa phương để thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Năm 2024, tỉnh Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng của 3 đợt thiên tai lớn, gây thiệt hại gần 860 tỷ đồng; trong đó, riêng đợt siêu bão Yagi, gây thiệt hại 705 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của 11 đợt gió mùa Đông Bắc và không khí lạnh tăng cường. Dự báo, từ tháng 6 đến tháng 8/2025, các đợt mưa vừa, mưa to có khả năng xuất hiện ở khu vực Bắc Bộ và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...

Để chủ động chuẩn bị cho công tác phòng, chống thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2025, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ tập trung: Khẩn trương rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành, địa phương để thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Tổ chức rà soát, cập nhật các kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai: Kế hoạch phòng chống thiên tai năm 2025; Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; chú trọng công tác chuẩn bị ứng phó mùa mưa bão năm 2025 theo phương châm “4 tại chỗ”. Trên cơ sở kế hoạch phòng chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai, tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở các cấp sát với tình hình thực tế của địa phương nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, ứng phó khi có sự cố xảy ra.

Tổ chức trực ban nghiêm túc theo quy định; thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, thiên tai, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống; kịp thời báo cáo mọi diễn biến, tình hình về cơ quan thường trực phòng chống thiên tai của tỉnh theo số điện thoại 02113.862.518.

Các địa phương cần tiếp tục nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, giảm thiệt hại. 

Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương tham mưu Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức tổng kết công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Đồng thời, triển khai phương hướng, nhiệm vụ công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2025 của tỉnh. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Công an tỉnh rà soát, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, công cụ để hỗ trợ các địa phương ứng phó với các sự cố, thiên tai và tổ chức cứu hộ cứu nạn kịp thời, hiệu quả.

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng trước mùa mưa bão cần chủ động hướng dẫn, kiểm tra công tác đảm bảo an toàn về nhà ở, chung cư, công trình công cộng, trụ sở công; hướng dẫn, kiểm tra các chủ đầu tư, nhà thầu thi công đảm bảo an toàn khi xây dựng, lắp đặt, sử dụng giàn giáo và vận hành cần cẩu tại các công trình đang thi công, đảm bảo an toàn trong mưa, bão. Rà soát các tuyến đường giao thông xung yếu, thường xuyên bị ngập, bị sạt lở … xây dựng phương án bảo đảm giao thông thông suốt khi có sự cố thiên tai; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện khắc phục ngay khi có sự cố trong thời gian nhanh nhất.

UBND các huyện, thành phố tổ chức rà soát, cập nhật các kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai của địa phương; xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm đê điều năm 2025 đặc biệt chú ý đến các sự cố đã xảy ra trong mua mưa bão năm 2024. Chỉ đạo UBND cấp xã rà soát, kiện toàn lực lượng và thực hiện công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 542 hồ đập, 447 trạm bơm, trên 6.000km kênh tưới các loại. Xác định hệ thống hồ chứa nước thủy lợi có vai trò quan trọng không chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đời sống dân sinh mà còn tham gia cắt lũ, giảm úng cục bộ cho vùng hạ lưu, giai đoạn 2010 – 2018, tỉnh đã đầu tư, cải tạo, nâng cấp trên 300 công trình đầu mối, trạm bơm, hồ đập; giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh dành gần 1.000 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp các hồ đập, bảo trì công trình; tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, công nhân vận hành các hồ đập; cắm mốc chỉ giới phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập...

Để chủ động ứng phó thiên tai, mưa bão năm 2025, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Phúc Yên đã chỉ đạo Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi Phúc Yên tổ chức kiểm tra, rà soát bảo dưỡng toàn bộ thiết bị, máy móc, các trạm bơm tiêu, vận hành thử không tải các tổ máy bơm; phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức nạo vét kênh mương, giải tỏa vật cản, khơi thông dòng chảy.

Chuẩn bị các loại vật tư, nhiên liệu, thiết bị để sẵn sàng sửa chữa, thay thế và cung cấp khi cần thiết.  Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết và dự báo khí tượng thủy văn để có phương án phòng, chống, ứng phó với tình hình bất lợi; tổ chức trực 24/24 giờ, bảo đảm quân số 100% tại tất cả các vị trí đã quy định.

Các đơn vị, địa phương rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão. 

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1035 về phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh năm 2025. Theo đó, các hồ chứa nước lớn như hồ Đại Lải, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên; hồ Vĩnh Thành, hồ Làng Hà, hồ xạ Hương, hồ Bản Long, huyện Tam Đảo... cần tích nước theo quy trình vận hành điều tiết hồ chứa nước. Các hồ có tràn tự do thực hiện tích nước đến cao trình tràn tự do; các hồ không có tràn tự do, tích nước ở mức phù hợp đáp ứng nhu cầu sử dụng nước và thực hiện điều tiết nước qua cống khi có mưa lũ, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm theo dõi, giám sát, đôn đốc việc vận hành, bảo đảm an toàn công trình; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi: Liễn Sơn, Phúc Yên, Lập Thạch, Tam Đảo thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. UBND thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên và các huyện: Tam Đảo, Lập Thạch, Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan, phối hợp tốt với các Công ty TNHH Một thành viên thủy lợi xây dựng kế hoạch chuẩn bị vật tư, nhân lực, phương tiện dự phòng theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng triển khai phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa.

Các Công ty TNHH Một thành viên Thủy lợi: Liễn Sơn, Phúc Yên, Lập Thạch, Tam Đảo thực hiện phương án tích nước; xây dựng phương án bảo đảm an toàn đối với hồ, đập chứa nước trên địa bàn theo quy định; căn cứ tình hình dự báo khí tượng thủy văn, số liệu quan trắc khí tượng thủy văn, các thông tin liên quan để vận hành hồ chứa theo diễn biến thực tế, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước, bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du đập, góp phần bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân khi có bão lũ xảy ra.../.

 

 

Hoàng Long

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline