Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 16:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Công trình thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ sáu, 11/03/2022 20:03

TMO - Công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé lớn nhất miền Tây vừa chính thức khánh thành giai đoạn 1. Khi đi vào vận hành, công trình này sẽ giúp kiểm soát độ mặn nguồn nước không vượt quá giới hạn, tạo điều kiện sản xuất ổn định cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản thuộc 4 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu.

Đầu tháng 2/2021, một hợp phần của dự án là cống Cái Bé đã vượt tiến độ đưa vào vận hành sớm hơn 1 mùa khô, nhờ đó đã kịp thời bảo vệ cho khoảng 20.000ha đất sản xuất của 2 tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, giúp tỉnh Kiên Giang tiết kiệm hàng chục tỷ đồng nhờ không phải đắp hơn 130 đập tạm.

Đến nay, toàn bộ hệ thống công trình giai đoạn 1 đi vào vận hành đang phát huy vai trò ngăn mặn hiệu quả trong bối cảnh ĐBSCL đang bước vào thời kỳ hạn, mặn cao điểm tháng 3. Kết hợp triển khai kịp thời các giải pháp phòng chống từ sớm, các địa phương trong khu vực đều đang giữ nhịp độ sản xuất bình thường.

Siêu công trình thủy lợi cống Cái Lớn-Cái Bé đảm nhận chức năng kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững 

Theo Quy hoạch vùng ĐBSCL, phương hướng phát triển nông nghiệp của vùng là chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng với thay đổi về điều kiện tự nhiên theo 3 tiểu vùng sinh thái: ngọt, mặn - lợ, ngọt - lợ luân phiên. Với vai trò điều tiết mặn, cống Cái Lớn - Cái Bé sẽ giúp đảm bảo điều kiện ổn định cho vùng sản xuất tại các địa phương, góp phần cấp nước ngọt trong mùa mưa cho vùng sản xuất mặn, ngọt huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) ở những năm mưa ít; tiêu thoát, giảm ngập úng cho vùng hưởng lợi của hệ thống (Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng.

Kiên Giang là tỉnh có diện tích lớn nhất thuộc vùng hệ thống công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, đã triển khai thực hiện thí điểm các mô hình sinh kế thích ứng với nguồn nước được kiểm soát tại nhiều khu vực. Với 26 mô hình sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu chuỗi liên kết với diện tích 950ha được triển khai như mô hình cánh đồng lớn, mô hình tôm - lúa quản lý cộng đồng, mô hình khóm - cau - dừa.

Hệ thống công trình thủy lợi thúc đẩy quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng bền vững tại vùng bán đảo Cà Mau và ĐBSCL.

Công trình này còn kết hợp với tuyến đê biển Tây tạo thành cụm công trình phòng, chống thiên tai, nước biển dâng do bão, giảm ngập lụt, úng do lún, sụt đất. Các tuyến đê dọc sông Cái Lớn, Cái Bé gần phạm vi công trình đã tạo thành đê bao bảo vệ khu vực bên trong mỗi khi triều cường dâng cao, đồng thời kết hợp thành đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

 Vùng chịu tác động của “Siêu cống thủy lợi” Cái Lớn – Cái Bé có rộng tới 384.120 ha, trong đó có tới 346.241 ha đất sản xuất nông nghiệp, thủy sản

Giai đoạn 2021 - 2025, Bộ NN&PTNT đang bàn với các tỉnh sẽ tập trung đầu tư các hệ thống thủy lợi liên vùng, mang tính động lực, để góp phần vào việc tái cơ cấu nông nghiệp. Mục tiêu là điều tiết các nguồn nước để đến năm 2025, khắc phục cơ bản tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn; xa hơn, đến năm 2030, sẽ giải quyết được vấn đề này.

Đối với các địa phương trong vùng hệ thống công trình thủy lợi, các chuyên gia khuyến nghị cần thường xuyên theo dõi, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, hạn mặn để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch vận hành các cống cho phù hợp, đảm bảo vận hành điều tiết nước hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho địa phương để xây dựng, nâng cấp các hệ thống thủy lợi do địa phương quản lý nhằm đảm bảo tính đồng bộ, khép kín việc ngăn xâm nhập mặn cho vùng ĐBSCL.

 

 

Phương Hoa

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline