Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Chuyển đổi số hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thứ năm, 04/05/2023 05:05

TMO - Tại Trà Vinh, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, phục vụ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, khai thác hiệu quả thành tựu công nghệ thông tin vào phát triển kinh tế - xã hội.

Triển khai thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ngày 26/01/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh ban hành Nghị quyết số 09/NQ-TU về chuyển đổi số tỉnh Trà Vinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Ngày 12/7/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 50/KH-UBND, triển khai thực hiện Nghị quyết số 09. Mục tiêu đến năm 2025, Trà Vinh cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh. 

Quá trình chuyển đổi số toàn diện hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh đã đạt được kết quả nhất định: Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh: đã hoàn thành xây dựng Kho dữ liệu dùng chung của tỉnh; hệ thống có chức năng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành, lĩnh vực hỗ trợ các cơ quan có liên quan khai thác, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý, điều hành, đơn giản hóa quy trình thủ tục hành chính (TTHC). 

Nhiều CSDL ngành, lĩnh vực đã được các sở, ban, ngành tỉnh tạo lập phục vụ công tác quản lý ngành, lĩnh vực gồm: CSDL Kinh tế xã hội; CSDL Hộ kinh doanh; CSDL Đất đai, bản đồ số; CSDL Thông tin dữ liệu môi trường, tài nguyên nước, địa chất và khoáng sản; CSDL Công bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng; công bố chỉ số giá xây dựng hàng quý; CSDL Quản lý dự án đầu tư; CSDL Môi trường ngành công thương; CSDL Ngành Công Thương; CSDL Thông tin dữ liệu về thống kê khoa học và công nghệ;…

Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Địa phương này đã triển khai hệ thống giám sát côn trùng thông minh nhằm theo dõi tình hình côn trùng trên cây lúa tại UBND các huyện Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang giai đoạn 2020 - 2024. Xây dựng thí điểm 02 trạm cảnh báo dông, sét tự động đặt tại xã Long Sơn, huyện cầu Ngang và xã Long Hiệp, huyện Trà Cú. Đây là 02 trạm cảnh báo dông, sét tự động, khi phát hiện các dấu hiệu của dông sét, hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo qua loa cảnh báo với bán kính khoảng 300 - 500m.

Thực hiện Kế hoạch số 11/KH-UBND ngày 09/02/2021 của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp đơn vị hỗ trợ xây dựng ứng dụng thông tin quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản của tỉnh (thực hiện thí điểm năm 2021 - 2022) và hỗ trợ giao dịch trên sàn Nông sản sạch Azuamua.com... Về sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh (www.travinhtrade.vn): cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước, thông tin hữu ích,... Đến nay, đã cập nhật 125 doanh nghiệp với 638 loại sản phẩm, trong đó gồm sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao; sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và các loại sản phẩm nông sản, trái cây, sản phẩm khác.

Triển khai lưới điện thông minh: Chuyển 06/06 trạm biến áp 110kV đang điều khiển xa sang trạm biến áp không người trực vận hành; việc thu thập thông số kỹ thuật đều được thực hiện tự động, mọi hoạt động đóng cắt, vận hành lưới, giám sát quá trình hoạt động, thu thập dữ liệu của trạm đều được điều khiển từ xa, giám sát qua hệ thống camera từ Trung tâm điều khiển xa; kết nối các recloser/LBS vào hệ thống SCADA, hỗ trợ tích cực trong công tác quản lý, vận hành và xử lý sự cố lưới điện; trang bị đo ghi xa các công tơ điện tử, thiết bị sẽ tự động đọc chỉ số công tơ tại bất kỳ thời điểm nào một cách chính xác và có thể thu thập toàn bộ dữ liệu công tơ mọi lúc, mọi nơi để tính hóa đơn, tạo sự khách quan, minh bạch trong việc ghi chỉ số công tơ hàng tháng, góp phần nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng điện.

Đoàn công tác Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Trà Vinh nghiệm thu công trình trạm quan trắc tự động môi trường nước biển ven bờ tại Nhiệt điện Duyên Hải 2. 

Lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin, CSDL phục vụ quản lý toàn diện, hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường; bảo đảm yêu cầu kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là CSDL đất đai, bản đồ số và các CSDL về lĩnh vực khác (nền địa lý quốc gia, quan trắc tài nguyên và môi trường, đa dạng sinh học, nguồn thải, viễn thám, biển đảo, biến đổi khí hậu, khí tượng - thủy văn, địa chất - khoáng sản,...).

Xây dựng bản đồ số mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát triển kinh tế - xã hội; triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai. Triển khai Dự án xây dựng Hệ CSDL quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Trà Vinh: đã hoàn thành giai đoạn 1 của Dự án, thiết lập CSDL về quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; xây dựng hệ thống tiếp nhận, tích hợp và công bố dữ liệu quan trắc tài nguyên môi trường tại tỉnh.

Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin đất đai trên WebGIS cho 04 huyện Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang để phục vụ tra cứu, công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm và quy hoạch sử dụng đất 5 năm: đã xây dựng phần mềm quản lý thông tin đất đai trên nền tảng công nghệ WebGIS hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng, truy cập và tra cứu thông tin, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn tỉnh.

Địa phương này đã xây dựng phần mềm khai thác CSDL tài nguyên nước phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước và đã cập nhật điểm khai thác nước dưới đất 305 điểm, điểm khai thác nước mặt 38 điểm, điểm thăm dò nước dưới đất 28 điểm, giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất 70 giấy phép, điểm xả thải ra môi trường 62 điểm; đã xây dựng phần mềm khai thác CSDL môi trường để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường, hiện đang vận hành thử nghiệm sử dụng phục vụ công tác chuyên môn.

UBND tỉnh đã ban hành Chương trình xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số; Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2022 - 2025. Có 125 doanh nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử của tỉnh với 638 sản phẩm; do từng mặt hàng được sản xuất và tiêu thụ theo đơn đặt hàng, theo vụ hoặc quanh năm, sản phẩm cung ứng ra thị trường không cố định.

Các sản phẩm của các cơ sở đăng trên các sàn thương mại điện tử mang tính chất giới thiệu, quảng bá cung cấp thông tin; mua bán chủ yếu dưới hình thức liên hệ trao đổi trực tiếp với cơ sở doanh nghiệp, các thị trường truyền thống và khách hàng hiện tại của cơ sở đặt mua. Thực hiện Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: đến nay, có 68.627 hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử (Postmart.vn (68.627 hộ) và Voso.vn (59.000 hộ)) với 1.142 loại sản phẩm được quảng bá, giới thiệu trên sàn. 

Phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Trà Vinh yêu cầu các cấp, các ngành tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp phát triển Chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số; phát huy hiệu quả chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh.

Năm 2023, tỉnh Trà Vinh bố trí trên 72,5 tỷ đồng để thực hiện 9 dự án phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; trong đó, có 3 dự án mới và 6 dự án chuyển tiếp. Cụ thể, 3 dự án mới gồm: Chuyển đổi số Thư viện tỉnh Trà Vinh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nâng cấp mạng LAN tại Văn phòng UBND tỉnh; Dự án số hóa hộ tịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Danh mục 6 dự án chuyển tiếp gồm: Xây dựng trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC); Nâng cấp mở rộng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn 2; Xây dựng triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu và quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật; Phần mềm cơ sở dữ liệu giá; Kế hoạch Ứng dụng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường tỉnh Trà Vinh năm 2023; Nâng cấp phát triển Cổng Thông tin điện tử.

Quán triệt Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 26/1/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong chuyển đổi số. Tiếp tục phát huy vai trò các tổ công nghệ số cộng đồng trong việc hướng dẫn, trợ giúp người dân. Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế số, xã hội số. Mục tiêu đến năm 2025, Trà Vinh cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội của tỉnh. Doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử, người dân có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác và hộ gia đình được phủ mạng internet băng rộng cáp quang đạt tỷ lệ 80%... 

 

 

Lê Huy 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline