Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Chuyển đổi số để ngành gỗ có thể nâng cao tính cạnh tranh

Chủ nhật, 23/01/2022 21:01

TMO - Ngành gỗ đang đối mặt nhiều thách thức như chi phí logictics cao, thiếu hụt lao động, giao thương hạn chế… Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng góp phần khắc phục khó khăn.

Nhu cầu về thị trường đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ trong tiêu dùng gia đình còn rất cao. Hiện nay, thị trường Mỹ chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Các thị trường truyền thống như EU, Mỹ, Nhật Bản vẫn là những thị trường mà trước đây có thuế suất khá ưu đãi với ngành gỗ. Và có thể trong vài năm tới, thị trường của Asean, Trung Quốc là hai thị trường mà ngành gỗ sẽ xuất khẩu những sản phẩm có giá trị cao.

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ TP.HCM đạt trên 1,2 tỷ USD (năm 2020 là 1,02 tỷ), tăng 9% về giá trị xuất khẩu và là một trong 3 tỉnh, thành phố có giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất nước. Sự tăng trưởng xuất khẩu gỗ của TP.HCM đã góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành gỗ Việt Nam năm 2021 với tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cả nước là 14,8 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020.

Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP. HCM, thách thức lớn nhất hiện nay của ngành gỗ trong thị trường xuất khẩu đó là chi phí logistic còn rất cao, làm cản trở sự xuất khẩu của doanh nghiệp rất nhiều. “Hiện nay doanh nghiệp cũng không dám nhận quá nhiều đơn hàng, bởi chi phí cao, hàng tồn đọng trong doanh nghiệp rất nhiều, khiến thâm dụng vốn”.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt lao động cũng như giá thành lao động cao, chi phí nguyên vật liệu tăng bắt buộc doanh nghiệp phải cấu trúc lại mặt hàng của mình, chọn những mặt hàng thực sự cạnh tranh. Theo khảo sát, lượng lao động thiếu hụt của doanh nghiệp ngành gỗ khoảng 15-20%, đặc biệt trong dịp Tết rất khó để tuyển lao động thời vụ.

Ngoài những chương trình hoạt động thường xuyên của Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), việc chuyển đổi số là chiến lược xuyên suốt. Lấy công nghệ làm trọng tâm cho các dịch vụ mà HAWA cung cấp cho hội viên với các tiêu chí: triển khai nhanh, lan tỏa rộng, chi phí thấp.

Các doanh nghiệp gỗ đẩy mạnh chuyển đổi số để thích ứng với thị trường xuất khẩu hiện nay

Theo đó, tất cả các nền tảng để hỗ trợ cho Hội viên đều dùng chuyển đổi số Platform để hỗ trợ hội viên nâng cao khả năng liên kết, cũng như nâng cao tính cạnh tranh. Hội sẽ xây dựng một văn phòng số với các hoạt động với 600 hội viên và 10.000 cơ sở dữ liệu. Việc số hóa các hoạt động này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối các doanh nghiệp, thúc đẩy giao thương.

HAWA có hai nền tảng về chuyển đổi số là showroom ảo trực tuyến và nền tảng truy xuất nguồn gốc gỗ. Với hai nền tảng này, trong thời gian tới sẽ giúp các doanh nghiệp sau này xác minh nguồn gốc gỗ nhanh chóng, truy xuất được đầy đủ thông tin, đánh giá được rủi ro, tạo ra được hệ sinh thái, cũng như đáp ứng yêu cầu của các nước như EU, và sắp tới là Mỹ.

Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế để thấy được Sự đóng góp về chuyển đổi số trong việc kết nối toàn bộ chuỗi chưa nhiều. Cần có chiến lược bài bản cho sự phát triển của toàn ngành, tránh các hoạt động tự phát. Ngành gỗ là ngành có sự kết nối trong chuỗi giá trị lớn từ rừng, cưa sẻ, chế biến, xây dựng, bán hàng… Covid-19 làm tắc rất nhiều thứ, tuy nhiên cơ hội còn rất nhiều

Hai năm vừa qua, ngành gỗ không thể tổ chức được hội chợ giới thiệu sản phẩm nào, nhiều mặt hàng mới bị ngưng trế trong nhà vì dịch Covid-19. Năm 2022, khi đại dịch Covid-19 dần chấm dứt, sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp ngành gỗ có những mặt hàng mới, khách hàng mới. Cuối năm 2022 sẽ là thời điểm tăng tốc của ngành gỗ.

 

 

Hoài Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline