Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 15:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Chủ động áp dụng các biện pháp chăn nuôi sinh học an toàn

Thứ năm, 13/01/2022 16:01

TMO - Nhận định nguy cơ xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm vào đầu năm 2022 rất cao, Cục Thú y đề nghị các địa phương trong cả nước cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật. Trong đó, chú ý hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong năm 2021, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn diễn biến phức tạp. Trong đó, đối với dịch tả lợn Châu Phi, cả nước đã xảy ra 2.930 ổ dịch thuộc 395 huyện của 58 tỉnh, thành phố.

Nguyên nhân của dịch bệnh do vi rút có sức đề kháng cao, mầm bệnh đã lưu hành rộng trong quần thể, tồn tại trong môi trường tại các ổ dịch cũ. Cùng với đó, chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chưa đảm bảo an toàn sinh học; các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư, đặc biệt tại một số địa phương phương thức chăn nuôi lợn thả rông của người dân còn phổ biến làm dịch bệnh lây lan nhanh và gây khó khăn trong công tác chống dịch.

Đáng chú ý, với bệnh cúm gia cầm, đã xảy ra tại 32 tỉnh, thành phố. Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy gồm 425.233 con (tăng 1,83 lần so với cùng kỳ năm 2020). Đặc biệt, từ tháng 6/2021, chủng vi rút cúm gia cầm A/H5N8 xuất hiện và đến nay đã xảy ra tại 10 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy trên 24.000 con gia cầm.

Với dự báo nguy cơ gia tăng các loại dịch bệnh trên đàn nuôi, Cục Thú y đề nghị các địa phương cần chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học.

Theo nhận định của Cục Thú y, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vào đầu năm 2022 là rất cao do tổng đàn gia súc, gia cầm rất lớn (khoảng 515 triệu con gia cầm, gần 27 triệu con lợn, 10 triệu con trâu, bò) và có thể tiếp tục gia tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng lớn.

Trong khi đó, tỷ lệ gia súc, gia cầm được tiêm phòng thấp, nhiều đàn chưa hoặc không được tiêm phòng. Các loại mầm bệnh lưu hành với tỷ lệ cao. Đồng thời, thời tiết biến động bất lợi (mưa, rét ở các tỉnh phía Bắc), tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, lây lan. Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thời gian qua chịu ảnh hưởng rất lớn do dịch bệnh Covid-19, nhất là tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo quy định.

Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra trên diện rộng, giảm thiểu tổn thất về kinh tế, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Cục Thú y đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.

Đặc biệt, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao. Chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.

Cục Thú y đề nghị các địa phương tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới. Chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, chế biến các sản phẩm không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

 

 

Hoài Dương

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline