Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 00:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Chế phẩm trị bệnh nấm vàng trên cây dưa lưới

Chủ nhật, 16/01/2022 20:01

TMO - Kết hợp giữa vật liệu nano TiO2 và vi khuẩn vùng rễ kích thích sinh trưởng (PGPR), Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đã tạo ra chế phẩm trị bệnh giả sương (nấm vàng) mai và một số bệnh do nấm khác trên cây dưa lưới.

Dưa lưới là loại trái cây có giá trị cao, thời gian trồng ngắn và được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, nhiều căn bệnh trên cây dưa lưới vẫn chưa được khắc phục một cách hiệu quả, trong đó có bệnh giả sương mai (nấm vàng). Đây là bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra với những biểu hiện như đốm vàng trên lá, sau 3-4 ngày tế bào lá chết màu nâu đen, lá úa vàng, khô và rụng…

Bệnh nấm vàng trên cây dưa lưới

Hiện nay, đa số nhà vườn sử dụng phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật hóa học gốc đồng để bảo vệ cây trước tác động của côn trùng, một số căn bệnh. Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm, việc nghiên cứu, sản xuất ra những chế phẩm vi sinh an toàn, thay thế thuộc hóa học càng được chú trọng.

Trong những năm gần đây, có những nghiên cứu trên thế giới về tích hợp vật liệu nano TiO2 và vi khuẩn PGPR. Đây là những vi khuẩn phân bố tự do trong đất, sinh sống xung quanh hoặc trên bề mặt rễ, cộng sinh bên trong rễ, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia việc kích thích sinh trưởng và phát triển của thực vật thông qua sản xuất và tiết ra những chất hóa học khác nhau ở xung quanh vùng rễ. Sự tích hợp giữa nano TiO2 và vi khuẩn PGPR giúp cho quá trình chuyển hóa, hấp thụ phân bón của cây diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, giúp giảm lượng phân bón và thuốc tăng trưởng thực vật. Đồng thời, giúp cây tăng thêm khả năng chống chịu khi gặp những điều kiện bất lợi từ môi trường, tăng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng tự nhiên…

Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đã nuôi cấy hai chủng vi khuẩn gồm chủng Paenibacillus polymyxa IN937a và chủng Bacillus subtilis GB03 được tác từ rễ cây trồng trên nền đất sạch và không nhiễm hóa chất. Sau đó, nhóm nuôi cấy vi khuẩn trong dung dịch nano TiO2 để tạo chế phẩm Nano- vi khuẩn PGPR, với kích thước hạt trung bình 10-30nm.

Thử nghiệm chế phẩm trong phòng thí nghiệm trên mẫu lá dưa lưới cho thấy,các bào tử nấm gây bệnh giả sương mai trên mẫu lá thí nghiệm giảm rõ rệt, không còn những mảng nấm trắng, hiệu quả đạt được gần tương đương như đối với mẫu sử dụng thuốc hóa học Benlat 0,01%.

Thử nghiệm trên cây dưa lưới trồng tại TPHCM (phun qua lá, tưới gốc trong 10 ngày)cho thấy, chế phẩm Nano - PGPR có khả năng kiểm soát tác nhân gây bệnh giả sương mai trên cây dưa lưới, nồng độ phun càng cao khả năng ức chế càng tăng (tốt nhất ở nồng độ 2-5ml chế phẩm/1 lít nước). So sánh với mẫu đối chứng cho thấy, hiệu quả phòng trừ sau 10 ngày đạt 74% khi dùng thuốc BVTV Sumi Eight và 59% khi dùng chế phẩm Nano – PGPR. Ngoài ra, năng suất trái không có sự khác biệt so với đối chứng, nhưng độ ngọt lại cao hơn (15%).

 

 

Hoài Dương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline