Hotline: 0941068156

Thứ hai, 01/07/2024 21:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 01/07/2024

Chăn nuôi công nghệ cao tạo đà phát triển nông nghiệp hiện đại

Thứ tư, 26/06/2024 15:06

TMO - Là địa phương có tiềm năng và lợi thế về chăn nuôi, hiện nay ngành chăn nuôi tỉnh Bình Dương đã tập trung đầu tư các trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để hiện đại hoá quá trình chăm sóc, nâng cao sản lượng đàn vật nuôi, hướng đến phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững.

Nhìn chung, sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương tương đối ổn định, chất lượng đàn vật nuôi được nâng cao. Năm 2023, tại tỉnh Bình Dương có 147 trang trại chăn nuôi gà, trong đó có các công ty đầu tư chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt, với hơn 8 triệu con, chiếm 68% so với tổng đàn; chăn nuôi vịt thịt có 56 trại, với số lượng 686.000 con, chiếm 72,06% so tổng đàn; chăn nuôi heo có 262 trang trại, với gần 700.000 con, chiếm 74,4 % so với tổng đàn.

Đặc biệt, người dân và các đơn vị, doanh nghiệp đã chú trọng ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, trong đó toàn tỉnh có khoảng 189 trang trại chăn nuôi gà, vịt và 251 trang trại chăn nuôi lợn ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh chính sách cho vay ưu đãi, tỉnh đã kêu gọi thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao làm hạt nhân để phát triển.

Cùng với đó, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong phát triển chăn nuôi. Qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững...

Đẻ phát triển nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi được người dân tích cực hưởng ứng. Tại xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, các trang trại chăn nuôi của nông dân đã bắt nhịp với chuyển đổi số. Tại một số trang trại gà, sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh những điểm phát sóng wifi phủ toàn bộ khu vực, máy móc công nghệ hiện đại cho quá trình ấp trứng, được đầu tư để cài đặt, kết nối và vận hành toàn bộ hệ thống chuồng trại thông qua điện thoại thông minh.

Để sản xuất hiệu quả, người dân đã cho xây dựng cũng như đồng bộ, khép kín hệ thống chuồng trại lạnh, cùng trang bị đầy đủ như hệ thống máy lạnh làm mát không khí, máng nước tự động, khay để thức ăn… Nhờ đó, tiết kiệm được thời gian, chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vào thời gian cao điểm, với trang trại gà rộng khoảng 30.000m2 đã cho xuất khoảng 900 tấn gà/tháng.

Công nghệ cao được các trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi đẩy mạnh áp dụng (Ảnh minh họa). 

Bên cạnh đó, công nghệ cao còn được các doanh nghiệp, trang trại nuôi bò trên địa bàn huyện Phú Giáo đẩy mạnh trong quá trình nuôi bò sữa hay các gia súc lớn. Ngoài ra, trang trại được đầu tư đồng bộ các thiết bị kỹ thuật công nghệ cao từ châu Âu với quy trình chăn nuôi khép kín, được quản lý và vận hành bằng phần mềm quản lý đàn tiên tiến. Toàn bộ quy trình chăn nuôi, vắt sữa và bảo quản đều được vận hành theo tiêu chuẩn của GlobalGAP để sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất, có hương vị thơm ngon tự nhiên, không chứa những chật độc hại và chất cấm. Với trên 1.000 con bò cung cấp ra thị trường hơn 8 triệu lít sữa chất lượng cao mỗi năm. 

Để thúc đẩy và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao thời gian qua, tỉnh Bình Dương cũng đã có chính sách cho vay vốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao với mức ưu đãi khoảng 70% lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, hạn mức vay ưu đãi từ 80 - 90%, tùy theo quy mô của phương án đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chính sách sát thực tiễn đã giúp nông nghiệp phát triển.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bình Dương cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, từng bước xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ. Trước hết tập trung thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có kinh nghiệm sản xuất lâu đời, các trang trại lớn, chuyên nghiệp, có quy mô lớn, có nguồn tiêu thụ ổn định chuyển đổi dần sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Qua đó, giúp hình thành những mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần thúc đẩy, tạo động lực, nâng cấp các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống hiện có. Đồng thời, tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch chuyển đổi số nông nghiệp, phát triển thương mại điện tử, xây dựng nông thôn kiểu mẫu gắn liền với mô hình làng thông minh. Đây là những giải pháp quan trọng để nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Dương phát triển căn cơ và bền vững.

Để tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn bảo đảm đúng định hướng về ứng dụng công nghệ cao gắn bảo vệ môi trường sinh thái, trong giai đoạn tới tỉnh Bình Dương chủ trương đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng khuyến khích chăn nuôi.

Sở NN&PTNT tỉnh Bình Dương thông tin, đến năm 2025, ngành Nông nghiệp tỉnh đặt mục tiêu đưa giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,5-3%/năm. Trong đó, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30% cơ cấu ngành.

Về định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2030, ngoài nông nghiệp hữu cơ, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái gắn với phát triển du lịch tại 4 huyện phía Bắc là Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên. Trọng tâm là nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, hội nhập quốc tế, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững; hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất công nghệ cao, tạo ra những đột phá rõ nét.

 

 

Thu Trang

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline