Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 09:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Cây Di sản trên 350 năm ở Long An bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi công trình xây dựng

Thứ bảy, 11/05/2024 19:05

TMO - Cây trôm mõ cổ thụ trước cổng chùa Diêu Quang (phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam. Đây là cây cổ thụ đầu tiên của tỉnh Long An được công nhận Cây Di sản. Tuy nhiên, cây đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi công trình xây dựng.

Theo tìm hiểu và quan sát, cây trôm mõ trên 350 năm tuổi, cao 25,5m, chu vi thân 8m. Năm 2016, cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây trôm mõ mang nhiều giá trị về đa dạng sinh học cũng như gắn liền với lịch sử khẩn hoang đất Nam Bộ. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý, bảo tồn cây di sản hiện chưa có quy chế cụ thể nên công tác chăm sóc, bảo tồn cây di sản chủ yếu vẫn do chính quyền địa phương và dân cư nơi đây đảm nhiệm.

Công trình xây dựng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của Cây Di sản Việt Nam. 

Bà Phạm Thị Định, một người dân sống tại địa phương cho biết, cây trôm này chứng kiến lịch sử và sự phát triển của vùng đất này nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung. Cây mang nhiều ý nghĩa và gắn với đời sông người dân địa phương nên ai cũng quý, không lỡ bẻ cành, xâm hại đến cây.

Còn nhớ, trong lần trao đổi với giới truyền thông (năm 2021), ông Nguyễn Tấn Quốc – Phó Giám đốc sở VHTTDL tỉnh Long An cho biết, đối với “Cây Di sản’’, cơ sở thờ tự thì tổ chức, địa phương nào sở hữu cây phải có trách nhiệm chăm sóc, bảo quản cây. Trong trường hợp cây trôm mõ ở phường Khánh Hậu, do cây ở ngoài đường, không thuộc cơ sở thờ tự hay tổ chức nào, nên phường Khánh Hậu, TP. Tân An có trách nhiệm chăm sóc, bảo quản. Cũng trong năm 2021, Bí thư thành ủy TP. Tân An – ông Lê Công Đỉnh cho biết, UBND phường Khánh Hậu đã có báo cáo và đề xuất phương án chăm sóc, bảo vệ cây trôm trước chùa Diêu Quang và lãnh đạo TP. Tân An đang giao cơ quan chức năng xem xét, thẩm định. Theo đó, cây trôm mõ hiện đang được UBND phường Khánh Hậu quản lý, bảo tồn và chăm sóc theo quy trình tưới nước giữ ẩm định kỳ mỗi tháng 1 lần; tránh để tình trạng thiếu nước, dẫn đến làm rụng lá và khô cành.

Phần móng của công trình nằm sát gốc Cây Di sản. Phía trên, tường và trụ cột của công trình kiên cố đan xen với các cành lớn của cây. 

Được biết, từ đầu năm 2024, do tình hình nắng nóng liên tục kéo dài, để dự phòng cây thiếu nước trong mùa khô, UBND phường Khánh Hậu đã phối hợp với Phòng Quản lý đô thị Tân An tăng cường tưới cây 2 ngày trên lần, cung cấp đủ nước cho cây trôm mỏ. Đồng thời, UBND phường còn vận động cán bộ, viên chức,… người dân quanh khu vực và Phật tử chùa Diêu Quang thường xuyên xới đất, nhổ cỏ, cùng nhau chăm sóc để cây di sản kéo dài tuổi thọ.

Có mặt tại phường Khánh Hậu vào sáng ngày 10/5/2024, chúng tôi ngỡ ngàng bởi công trình xây dựng trước chùa Diêu Quang. Cây trôm mõ cổ thụ sừng sững đang bị bao bọc bởi ‘mạng lưới’ dàn giáo xây dựng và bức tường gạch kiên cố áp sát thân cây. Tấm bia đá biểu tượng công nhận Cây Di sản Việt Nam được đặt cạnh gốc cây gần như không ai để ý đến. Những người thợ xây chỉ chú ý công việc của mình là đào móng và xây dựng cổng chùa khổng lồ ngay sát cạnh gốc cây. Theo ghi nhận của chúng tôi, cánh cổng đang làm mới lớn hơn rất nhiều lần so với cổng cũ, phần móng của công trình kiên cố này nằm sát bộ rễ của cây trôm mỏ, phá vỡ khuôn bê tông bảo vệ cây và giữ nước khi tưới cây.

Cần đảm bảo không gian sống tốt nhất cho cây, tránh tác động tiêu cực, xâm hại đến sự sống của cây.

Để xây dựng cánh cổng bê tông cao lớn này, phần móng của cổng phải được đào sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến phần rễ của cây. Chiều ngày 10/5/2024, cán bộ phụ trách địa chính xây dựng phường Khánh Hậu cho biết, trước khi xây dựng, nhà chùa đã đến UBND phường gửi đơn xin phép xây dựng và đã được địa phương hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết. Vị này cũng cho biết, chiều hôm nay (10/5/2024) đại diện địa phương và khu phố đã làm việc với nhà chùa.

Về phía nhà chùa chỉ cung cấp được đơn đề nghị cải tạo, hình ảnh và bản vẽ thiết kế, chưa có thấy giấy phép xây dựng của cơ quan chức năng cấp. Vì vậy, tổ công tác đã lập biên bản đề nghị nhà chùa dừng thi công, lập hồ sơ gửi cơ quan chức năng để được cấp phép theo quy định, sau khi được cấp phép sẽ gửi 1 bộ hồ sơ đến UBND phường. Bên chùa đã đồng ý và đã ký vào biên bản làm việc với UBND phường. Ghi nhận thời điểm hiện tại phần thô của cổng chùa đã được xây dựng cơ bản và hiện tại công nhân vẫn đang tiếp tục thi công. Việc này, đang đặt “số phận” cây trôm mõ cổ thụ vào nguy cơ bị “bức tử” hơn bao giờ hết.

Cần bảo đảm môi trường sống thích hợp cho Cây Di sản

Theo các chuyên gia, đối với các loài thực vật nói chung và các loài thực vật thân gỗ nói riêng, vùng rễ hoạt động hút nước, dinh dưỡng khoáng cho cây thường vươn xa khỏi gốc một khoảng ít nhất bằng (thường vượt xa hơn) độ rộng hình chiều thẳng đứng trên mặt đất của tán lá. Ngoài ra, để khoanh vùng sinh sống cho cây, cần xác định được vùng rễ tới hạn của cây: Rễ của cây trưởng thành thường vươn xa hơn đường kính tán lá, trong điều kiện bình thường rễ của cây có thể vươn gấp 2,5 lần đường kính tán lá. Dinh dưỡng mà rễ cây hút được chỉ ở tầng đất mặt đến độ sâu 30-40cm.

Cây Di sản Việt Nam không chỉ là niềm tự hào của người dân bản địa, trong lĩnh vực cảnh quan môi trường, Cây Di sản góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học. Ngoài ra, Cây Di sản góp phần phát triển du lịch khám phá trải nghiệm, tạo sinh kế cho người dân, Do đó, việc thúc đẩy các giải pháp nhằm hạn chế tác động bất lợi trong công tác bảo tồn Cây Di sản và cây cổ thụ là nhiệm vụ quan trọng mà các địa phương cần chú trọng triển khai. 

 

  Bài và ảnh: Trần An

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline