Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 09:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Biến phế phẩm nông nghiệp thành phân bón hữu cơ

Thứ năm, 23/12/2021 18:12

TMO - Việc tận dụng vỏ quả chôm chôm trong ủ phân hữu cơ đã góp phần giảm tác động ô nhiễm môi trường và tận dụng hiệu quả nguồn phế phẩm này.

Hiện nay, cây chôm chôm là một trong những cây trồng chủ lực của ĐBSCL với tổng diện tích trên 7.400ha. Theo Cục Trồng trọt, năm 2021, diện tích sản phẩm trên là 6.700ha, tổng sản lượng ước trên 117 nghìn tấn, tập trung tại các tỉnh như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh.

Trong đó, tỉnh Bến Tre có khoảng 5.300ha chôm chôm, chiếm khoảng 70% diện tích chôm chôm của cả vùng ĐBSCL. Ngoại trừ đợt bị ảnh hưởng của hạn mặn 2019 - 2020, hàng năm, cây chôm chôm Bến Tre năng suất khoảng 21,9 tấn/ha.

Ngoài việc đưa đi xuất khẩu và tiêu thụ ở nhiều nơi, các cơ sở sản xuất tại tỉnh Bến Tre còn dùng để chế biến thành mứt chôm chôm. Quá trình đó, vỏ quả được loại bỏ thường được đổ thải trực tiếp ra môi trường. Lượng vỏ thải ra hàng ngày tại một cơ sở sản xuất dao động từ 500-600kg. Vì vậy, việc tận dụng tốt nguồn vỏ chôm chôm để phục vụ trở lại cho sản xuất nông nghiệp của người dân có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và môi trường.

Vỏ chôm chôm được ủ theo quy trình nhằm tạo ra phân bón hữu cơ.

Bà Lương Thị Hồng Nguyên, công tác tại Dự án ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (AMD) Bến Tre cho biết: Theo nghiên cứu, vỏ chôm chôm là nguyên liệu giàu phospho (lân) và kali, và một số thành phần khoáng khác có lợi cho cây trồng. Cuối năm 2018, AMD Bến Tre đã phối hợp với cơ sở sản xuất mứt chôm chôm Cô Chín và nhóm giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý vỏ chôm chôm kết hợp phế phẩm nông nghiệp như mụn dừa, mụn cưa… thành phần hữu cơ đã được triển khai thành công ở cơ sở sản xuất mứt chôm chôm ở huyện Châu Thành.

Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ rõ: các giá trị dinh dưỡng như phospho và kali được cố định tốt trong sản phẩm, đặc biệt với hàm lượng khá cao, góp phần làm tăng giá trị của phân hữu cơ được sản xuất. Ngoài ra, để tăng thêm giá trị trong sản xuất nông nghiệp có thể bổ sung một lượng phân vô cơ như urê vào đống ủ để tăng lượng đạm cho cây trồng, góp phần cung cấp dinh dưỡng cho men vi sinh phát triển trong suốt thời gian thực hiện quy trình sản xuất phân hữu cơ.

Kết quả thử nghiệm cho thấy: Khi áp dụng quy trình ủ vỏ chôm chôm thấy rút ngắn được thời gian phân hủy của vỏ quả. Thay vì để phân hủy tự nhiên phải mất ít nhất 9 tháng, qua xử lý theo quy trình trên thấy rút ngắn còn từ 1 - 3 tháng. Từ đó, giảm được ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, gia đình cũng sử dụng phân bón từ vỏ quả chôm chôm để bón cho bưởi, chôm chôm, giúp tiết kiệm được tiền phân bón. Qua sử dụng thấy đất tơi xốp, cây khoẻ và năng suất tốt hơn.

Qua triển khai cho thấy vấn đề môi trường xung quanh cơ sở được giải quyết, không còn mùi do vỏ chôm chôm bị phân hủy gây ra, lượng phân bón làm ra mang bón trở lại cho vườn làm cho đất tơi xốp hơn, cây phát triển bình thường so với việc bón phân hóa học trước đây, cơ sở đã tiết kiệm được một lượng phân bón đáng kể từ việc ủ phân từ vỏ chôm chôm thành phân hữu cơ sinh học.

 

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline