Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Bảo vệ rùa biển tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau

Thứ năm, 29/08/2024 07:08

TMO - Công tác bảo tồn rùa biển tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) thời gian qua đã có những tín hiệu tích cực khi sau 2 năm, rùa biển đã quay trở lại đẻ trứng ở Hòn Cau. 

Tháng 8/2024, sau 2 năm chờ đợi, các cá thể rùa mẹ đã trở lại đẻ trứng tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau, cho thấy tín hiệu tích cực trong công tác bảo tồn biển tại đây. Cụ thể, ngày 26/8, nhân viên Khu bảo tồn biển Hòn Cau cùng nhóm tình nguyện bảo vệ rùa biển đi tuần tra, đã phát hiện rùa mẹ nặng khoảng 70 kg lên bờ đẻ trứng và đã cứu hộ thành công. Rùa biển mẹ thuộc loài Vích (tên khoa học Chelonia mydas) đã bò lên đào cát làm ổ, đẻ 75 trứng trên bãi Tràng Dão.  

Đây là lần thứ 3 trong năm 2024, rùa biển quý hiếm lên đảo Hòn Cau đẻ trứng. Trước đó, ngày 2/8, rùa biển lên Hòn Cau đẻ 78 trứng. khu vực phát hiện ổ trứng rùa là tại bãi Tràng Dão, nơi có rạn san hô phong phú và nguồn thức ăn đa dạng của loài rùa biển, đến ngày 12/8 nhân viên Khu bảo tồn biển Hòn Cau tiếp tục phát hiện ổ 91 trứng rùa. Ngay sau khi phát hiện, nhân viên Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã thu gom, bảo quản và di dời toàn bộ số trứng về nơi bãi đẻ để trứng được nở an toàn, tránh bị lấy trộm, trước khi thả rùa con về lại với biển. 

Theo thống kê sơ bộ trong 10 năm trở lại đây, Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã có khoảng 70 ổ của rùa lên đẻ hơn 6.000 trứng. Trong đó, khoảng 4.500 rùa con được nở và thả về tự nhiên. Riêng năm 2021 có 8 ổ của rùa lên đẻ được 750 trứng, với tỷ lệ rùa con nở đạt 77%. Tuy nhiên từ năm 2021 cho đến giữa 2024, Khu bảo tồn biển Hòn Cau không có cá thể rùa mẹ lên đẻ trứng, việc hỗ trợ ấp nở và thả rùa con về biển cũng bị gián đoạn. 

Tất cả số lượng trứng rùa thu được đều được di dời an toàn đến khu vực hồ ấp nhân tạo để đảm bảo tỉ lệ nở cao nhất có thể. Ảnh: KBTB. 

Theo các cán bộ công tác tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau: Ngày 2/8 là ngày mà cá thể rùa mẹ đầu tiên trở lại sinh sản tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau sau hơn 2 năm nên chúng tôi đều rất vui mừng. Hiện nay vẫn đang trong thời gian là mùa sinh sản của rùa biển nên chúng tôi cũng hy vọng sẽ tiếp tục có những cá thể rùa mẹ trở lại Hòn Cau để đẻ trứng. Công tác bảo tồn rùa biển là cả một quá trình lâu dài và có nhiều thách thức đối với cán bộ trong khu bảo tồn bởi công việc tuần tra thường vào ban đêm. Lực lượng tuần tra và các tình nguyện viên gần như thức trắng để thực hiện công tác bảo tồn nên không tránh khỏi ảnh hưởng sức khỏe.

Thời gian từ 5 đến tháng 10 hằng năm là mùa rùa đẻ trứng. Ở Hòn Cau thì chủ yếu là loại Vích lên đẻ trứng. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho rùa mẹ vào mùa sinh sản (từ tháng 4 – 9 AL), nhân viên, tình nguyện viên khu bảo tồn thường xuyên tuần tra, canh rùa lên ở các bãi biển vào ban đêm để hỗ trợ rùa sinh sản. Khi phát hiện rùa đẻ sẽ lập tức di dời ổ trứng và xóa sạch dấu vết của rùa mẹ nhằm tránh bị các đối tượng phát hiện gom trứng và bắt rùa mẹ buôn bán trục lợi.  

Rùa biển sau khi nở được thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: NL. 

Khu bảo tồn biển Hòn Cau có tổng diện tích 12.500 ha, trong đó diện tích biển 12.360 ha và diện tích đất đảo Hòn Cau 140 ha. Năm 2010, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành đề án thiết lập Khu bảo tồn biển Hòn Cau, thuộc khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh. Khu bảo tồn biển Hòn Cau được phân thành 4 vùng chức năng, gồm vùng lõi, vùng đệm của vùng lõi, vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển. Nếu như năm 2008, Khu bảo tồn này chỉ ghi nhận 127 loài 57 giống và 14 họ san hô tồn tại thì đến nay, Hòn Cau thống kê được tổng cộng 282 loài san hô tạo rạn, thuộc 67 giống và 19 họ.

Ngoài san hô, Khu bảo tồn biển Hòn Cau được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Nơi đây ghi nhận có hơn 34 loài sinh vật quý hiếm, bao gồm rùa biển, cá heo, các loài giáp xác..., góp phần vào sự đa dạng sinh học biển. Đặc biệt, Khu bảo tồn biển Hòn Cau hằng năm đón nhiều rùa biển (tên khoa học: Chelonia mydas), động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ của thế giới tìm đến sinh sản.

Nhờ những nỗ lực chung tay của các bên, công tác bảo vệ rùa biển tại Hòn Cau đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Số lượng rùa biển lên đẻ trứng tại đây có xu hướng gia tăng từng năm. Tỉ lệ rùa con nở ra và sống sót được cải thiện. Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rùa biển được nâng cao hơn nhờ các hoạt động tuyên truyền, tuần tra.

Ban quản lý Khu Bảo tồn biển Hòn Cau, vài năm trở lại đây, nhờ làm tốt công tác quản lý, bảo tồn, hệ sinh thái rạn san hô trên đảo đang phục hồi mạnh. Trong đó, các khu vực có hệ sinh thái rạn san hô tại vùng lõi và vùng đệm của khu bảo tồn đã được bảo vệ trước các hoạt động khai thác thủy sản trái phép. Các nghề khai thác hủy diệt (chất nổ, xung điện) không còn xuất hiện trong khu vực bảo vệ nghiêm ngặt vùng lõi và vùng đệm của khu bảo tồn biển này.

Ngoài ra, các rạn san hô và thảm cỏ biển trong vùng lõi phát triển và phục hồi tốt, hệ sinh thái và đa dạng sinh học ngày càng được cải thiện (số lượng và chủng loại các loài hải sản: cá, mực, bàng mai, sò... ngày càng nhiều). Các khu vực san hô ở vùng đệm trước đây bị tàn phá do đánh bắt thủy sản và neo đậu tàu thuyền đã có dấu hiệu phục hồi ban đầu và đang phát triển.

 

 

Nguyễn Thu

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline