Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Bảo vệ, phục hồi chất lượng nguồn nước trên lưu vực sông Cửu Long

Thứ sáu, 10/03/2023 14:03

TMO - Bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại do nước gây ra, có lộ trình phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông Cửu Long là một trong những mục tiêu quan trọng  mà các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh triển khai. 

Lưu vực sông Cửu Long có tổng diện tích tự nhiên khoảng 39.945 km2, bao gồm: 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. LVSCL có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Với tiềm năng nông nghiệp lớn, trong nhiều năm qua, lưu vực sông Cửu Long (LVSCL) luôn đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa gạo, 70% lượng trái cây của cả nước, và đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu. Nguồn nước LVSCL được đánh giá là dồi dào với tổng lượng tài nguyên nước hàng năm khoảng 474 tỷ m3 , trong đó lượng nước nội sinh từ mưa trên LVSCL khoảng 30 tỷ m3 và lượng nước từ thượng lưu chảy về LVSCL khoảng 441 tỷ m3 . Hiện nay, LVSCL đã và đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, nhất là các tác động của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, hạn hán, gia tăng xâm nhập mặn, xói lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất, các tác động do khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở thượng lưu Mekong…

Lưu vực sông Cửu Long với 2 dòng chính là sông Tiền, sông Hậu, các phân lưu ra biển và sông nối Vàm Nao, còn có 2 sông liên quốc gia khác là Vàm Cỏ Tây – Vàm Cỏ Đông và Giang Thành, cùng các hệ thống sông nội địa như Cái Lớn – Cái Bé, Mỹ Thanh, Gành Hào, Ông Đốc, Bảy Háp..., và một số rạch nhỏ tự nhiên khác. Tổng lượng tài nguyên nước mưa bình quân hàng năm của LVSCL đạt khoảng 71,2 tỷ m3 , tương ứng với lượng mưa trung bình 1.789 mm/năm. Tài nguyên nước LVSCL được xác định gồm lượng nước nội tại từ mưa sinh dòng chảy trên lưu vực sông; lượng nước từ Campuchia chảy về qua Tân Châu, Châu Đốc và tuyến biên giới vào vùng Đồng Tháp Mười (qua kênh Vĩnh Tế và cống đập tràn), Tứ giác Long Xuyên, Vàm Cỏ.

Các địa phương cần tăng cường kiểm soát các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân nhằm bảo vệ chất lượng nước, ngăn ngừa ô nhiễm trên lưu vực sông. 

Ở quy mô toàn vùng, nhằm bảo vệ chất lượng nước, ngăn ngừa ô nhiễm các sông Tiền, Hậu, các chi lưu và kênh rạch cần triển khai các các giải pháp như: Nghiên cứu lập bản đồ phân vùng chất lượng nước theo WQI (chỉ số chất lượng nước) với tất cả các dòng chính, chi lưu ở toàn LVSCL có độ tin cậy cao nhằm phục vụ quản lý nguồn nước và quy hoạch xả thải.

Tăng cường hệ thống quan trắc chất lượng nước cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố, đặc biệt tại các khu vực quan trọng: đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu nhận nước từ Campuchia; các điểm trên sông Vàm Cỏ, Chợ Đệm nhận nước từ Tây Ninh, TP.HCM, các khu vực lấy nước cấp cho các đô thị, các sông đầm vùng nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ có quy mô lớn, các sông, vùng du lịch, các vùng nước ở các khu bảo tồn trên đất liền. Tăng cường quản lý nước thải đô thị, công nghiệp, y tế, dịch vụ thương mại, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản: thu gom, xử lý đạt yêu cầu và ngăn cấm xả thải vào sông, kênh rạch.

Nghiên cứu, lập và thực hiện các dự án khôi phục chất lượng nước các dòng sông và vùng nước bị ô nhiễm nặng (ví dụ: cải tạo chất lượng nước sông Vàm Cỏ Đông: Đoạn qua thị trấn Bến Lức, sông Vàm Cỏ Tây: Đoạn qua thành phố Tân An (Long An); sông Bảo Định: Đoạn qua thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), kênh Cái Khế trung tâm TP. Cần Thơ, rạch Long Xuyên trung tâm TP. Long Xuyên (An Giang), các kênh nội đô ở các TP. Vĩnh Long, Trà Vinh, Cà Mau….). 

Để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường nước cần triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm soát các nguồn thải: Tăng cường quản lý nước thải các đô thị, các khu dân cư tập trung, khu du lịch, cơ sở dịch vụ thương mại: yêu cầu UBND các đô thị và chủ các khu du lịch, cơ sở dịch vụ thương mại phải chịu trách nhiệm về công tác thu gom nước chảy tràn, nước thải và xử lý nước thải đạt QCVN về nước thải đô thị trước khi xả vào môi trường. Tăng cường quản lý nước thải các KCN, CCN và cơ sở công nghiệp, thủy sản, dịch vụ, du lịch: yêu cầu các chủ KCN, CCN và cơ sở công nghiệp, nuôi thủy sản, dịch vụ, du lịch phải chịu trách nhiệm về công tác thu gom nước chảy tràn, nước thải và xử lý nước thải đạt QCVN về nước thải trước khi xả vào môi trường.

Các biện pháp canh tác lúa, cây ăn trái và nuôi thủy sản ở vùng trên của LVSCL (An Giang, Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long) cần được phát triển theo hướng sinh thái nhằm bảo vệ chất lượng nước ở vùng hạ du phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp và thủy sản. Nước thải, bùn thải từ hoạt động nuôi thủy sản nước ngọt và nước lợ, nước mặn: cần được thu gom, xử lý đạt QCVN trước khi xả vào sông, kênh rạch, biển. Mỗi khu vực nuôi tôm tập trung cần lập hệ thống thu nước thải, có trạm xử lý nước thải tập trung trước khi xả vào kênh rạch, biển chung quanh. Việc lập và vận hành hệ thống này sẽ chi phí cao nhưng cần phải thực hiện để tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Các khu vực canh tác lúa, cây ăn trái và nuôi thủy sản cần chú trọng đến nhiệm vụ khai thác gắn với bảo vệ nguồn nước trên lưu vực. Ảnh: TTX 

Nhằm bảo vệ, phục hồi chất lượng nguồn nước trước tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường các địa phương tại khu vực ĐBSCL cần điều tra, khoanh định các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, trước hết tập trung khoanh định các khu vực cần hạn chế khai thác căn cứ phạm vi, tính chất, mức độ của tầng chứa nước có biên mặn, các nguy cơ gây ô nhiễm, xâm nhập mặn nước dưới đất; khu vực đồng bằng, ven biển có các tầng chứa nước mặn, nước nhạt nằm đan xen với nhau hoặc khu vực liền kề với các vùng mà nước dưới đất bị mặn, lợ; Khu vực đã bị ô nhiễm hoặc gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất gây ra.

Rà soát, cập nhật và ban hành mới các cơ chế chính sách, chế tài về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; kiểm soát chặt chẽ việc quy hoạch sử dụng đất cho các loại hình có xả thải, chôn lấp chất thải rắn và xử lý nghiêm các vi phạm. Tổ chức nghiên cứu, đánh giá toàn diện về ô nhiễm, suy thoái chất lượng nước dưới đất tại các địa phương, trước mắt tập trung tại các đô thị lớn, các tỉnh có nguy cơ suy thoái cao; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục tình trạng này. 

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp trên nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2030, trên lưu vực sông Cửu Long: 100% các vị trí giám sát dòng chảy xuyên biên giới được giám sát tự động, trực tuyến; 100% các nguồn nước liên tỉnh được công bố khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải; 100% công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được giám sát vận hành và kết nối hệ thống theo quy định; 100% hồ, ao, đầm, kênh, rạch không được san lấp theo quy định phải được công bố và quản lý chặt chẽ; 50% nguồn nước thuộc đối tượng lập hành lang bảo vệ nguồn nước được cắm mốc theo quy định; 100% nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn quốc gia trước khi xả vào nguồn nước, hệ thống thoát nước chung.

 

 

Thu Trang

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline