Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 05:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế-xã hội

Chủ nhật, 28/05/2023 07:05

TMO - Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế-xã hội tăng trưởng, tỉnh Thanh Hóa đồng thời chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh bền vững, cũng như thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa, công tác xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải rắn y tế cũng được tỉnh, ngành, đơn vị chức năng quan tâm thực hiện hiệu quả. Qua thống kê, tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh tính đến hết năm 2022 đạt 89%; tỷ lệ đốt 28,45%; tỷ lệ chôn lấp 69,77%; tái chế 41,78%. Trên địa bàn tỉnh hiện có 17 bãi chôn lấp rác thải và 26 khu xử lý rác thải bằng công nghệ đốt. Dự kiến, Khu xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Đông Nam (huyện Đông Sơn) sẽ đi vào hoạt động trong quý III/2023, góp phần xử lý rác thải sinh hoạt cho một số địa phương trên địa bàn tỉnh.

Khu kinh tế Nghi Sơn, cũng như các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đã có 4 chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho toàn bộ dự án hoặc theo từng modun (theo tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp). Trong đó, bao gồm: Trạm xử lý nước thải công suất 1.300m3/ngày đêm, Khu công nghiệp Lễ Môn; Nam Khu A, Khu công nghiệp Bỉm Sơn, công suất 1.500m3/ngày đêm; Bắc Khu A, Khu công nghiệp Bỉm Sơn, công suất 6.000m3/ngày đêm; Khu B, Khu công nghiệp Bỉm Sơn, công suất 490m3/ngày đêm. 

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 90%.

Ngoài ra, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật cũng được triển khai quyết liệt, đồng bộ. Năm 2022, các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức 126 lượt thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, phản ánh, tố cáo. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác minh, xử phạt vi phạm hành chính về môi trường đối với 19 doanh nghiệp và 1 cá nhân, tổng số tiền xử phạt là 825,73 triệu đồng; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với các đơn vị vi phạm, trong đó có các biện pháp có tính răn đe cao như đình chỉ hoạt động có thời hạn, hoặc dừng các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường. 

Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 82 cơ sở nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm: 23 bệnh viện, 45 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), 07 khu chứa và chôn lấp rác thải, 1 hồ trong đô thị, 01 khu vực ô nhiễm xăng dầu và 05 làng nghề. Đến nay, có 62/82 cơ sở, khu vực đã được xử lý triệt để ô nhiễm và rút khỏi danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; các dự án sau khi triển khai thực hiện đã được bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng đất vào các mục đích công ích, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Đối với các điểm tồn lưu hóa chất BVTV còn lại, 27 điểm đã được điều tra, đánh giá đưa ra khỏi danh mục ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 5 điểm tồn lưu  được đưa vào nhiệm vụ điều tra, đánh giá chi tiết và lập phương án xử lý, cải tạo phục hồi môi trường đất trên địa bàn tỉnh và đã được UBND tỉnh phê duyệt đề cương nhiệm vụ tại Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 7/6/2022.

Công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản được tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây xói lở bờ sông, thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập báo cáo thuyết minh dự án Khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và hiện đang hoàn thiện theo ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan để trình UBND tỉnh phê duyệt.

Đồng thời, tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản đất làm gạch ngói và quặng photphorit trên địa bàn tỉnh; Trong năm 2022, các đơn vị khai thác khoáng sản đã thực hiện việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường với tổng số tiền là trên 25,66 tỷ đồng, đây là nguồn kinh phí cần thiết bảo đảm khôi phục môi trường sau khi kết thúc hoạt động khai thác.

Tỉnh Thanh Hóa tăng cường kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. 

Thời gian qua trên địa bàn Thanh Hóa, phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường được phát động rộng rãi. Hàng loạt mô hình do các hội, đoàn thể được triển khai như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã với mô hình "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường"; Tỉnh Đoàn thanh niên duy trì hoạt động Câu lạc bộ "Thanh niên xung kích bảo vệ môi trường", "Thanh niên bảo vệ dòng sông quê hương"; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh thực hiện cuộc vận động "Xây dựng gia đình 05 không, 03 sạch"; Hội Nông dân triển khai mô hình "Thu gom, phân loại, xử lý chất thải trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng dân cư". Các mô hình đã thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng tích cực. Qua đó, ý thức của người dân trong việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp nâng cao rõ rệt. 

Tuy nhiên, trong công tác bảo vệ môi trường, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế: hiện nay, lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, việc xử lý rác thải sinh hoạt đang có nhiều hạn chế, hạ tầng xử lý rác thải sinh hoạt ở nhiều địa phương còn thiếu và chưa đồng bộ, nhiều bãi rác quá tải so với công suất thiết kế ban đầu, tiến độ thực hiện dự án trọng điểm để xử lý rác thải trên địa bàn TP.Thanh Hóa, huyện Đông Sơn và vùng phụ cận còn rất chậm.

Nhiều khu xử lý hiện nay đang quá tải do lượng chất thải rắn sinh hoạt đưa về vượt quá công suất theo thiết kê gây khó khăn cho công tác quản lý và xử lý rác thải trong khi chưa có đủ cơ sở để triển khai xử lý rác thải đã phân loại nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu rác thải phải xử lý. Bên cạnh đó, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đầu tư hoàn chỉnh công trình thu gom và xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn; chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục quan tâm giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; tiếp tục quan tâm bảo vệ môi trường trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp; chỉ đạo xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp; di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Rà soát lại việc cấp phép bảo vệ môi trường cho các mỏ khai thác khoáng sản; quan tâm thực hiện và bảo đảm việc truyền số liệu quan trắc trên nền tảng công nghệ thông tin để giám sát việc xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. 

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học. Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom xử lý đảm bảo tiêu chuẩn đạt 83%; Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt 90%. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các đơn vị xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh việc tập trung chuẩn bị hoàn thiện, đưa vào xử dụng các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy mô lớn, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phân loại rấc thải sinh hoạt tại nguồn; duy trì hoạt động của các khu xử lý rác thải sinh hoạt hiện có. Trong đó chú trọng các biện pháp xử lý môi trường bảo đảm các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. 

 

 

Nguyễn Ngân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline