Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 03:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Quần thể di tích Cố đô Huế

Thứ năm, 12/10/2023 11:10

TMO - Vùng đất Cố đô Huế hội tụ nhiều di sản quý báu của cha ông để lại, trong đó có những di sản được vinh danh ở tầm quốc tế, là di sản thế giới. Bảo tồn di sản văn hoá của Quần thể di tích Cố đô Huế toàn vẹn và bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt chú trọng triển khai.

Thừa Thiên - Huế luôn khẳng định giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là nền tảng để phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội, để Cố đô Huế phát triển nhanh, bền vững từ thế mạnh và đặc trưng riêng có. Lịch sử đã đặt Huế vào vị trí trung tâm văn hóa - chính trị của mảnh đất xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn (1558 - 1777), triều Tây Sơn (1778 - 1802) rồi kinh đô của cả nước thời các vua Nguyễn (1802- 1945). Qua thời gian, với sự kế thừa những giá trị đặc sắc của văn hóa bản địa kết hợp với tinh hoa văn hóa các triều đại quân chủ đã kết tinh trong lòng Cố đô Huế một kho tàng di sản đồ sộ.

Năm 1993, quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới - di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam. Sau 30 năm, quần thể Di tích Cố đô Huế - Kinh đô của triều Nguyễn được gìn giữ, bảo tồn gắn với định hướng về phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Sau 30 năm được UNESCO vinh danh Di sản Thế giới, quần thể Di tích Cố đô Huế được quan tâm tôn tạo.

Nhiều di tích tưởng chừng bị lãng quên, trước nguy cơ bị xoá sổ giờ đã được phục hồi. Nhiều công trình tiêu biểu được trùng tu thành công trở thành điểm đến hấp dẫn du khách như: Ngọ Môn, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh (thuộc khu vực Đại Nội); điện Minh Thành, điện Gia Thành (lăng Gia Long); lăng Đồng Khánh; Minh Lâu, Điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng); điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường (lăng Tự Đức); Thiên Định Cung (lăng Khải Định)... Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa, một công trình lớn trong Đại Nội Huế. Tất cả quy trình trùng tu được thực hiện cẩn trọng, khoa học.

Quần thể Di tích Cố đô Huế với những giá trị di sản to lớn cần được bảo tồn và phát huy bền vững. Ảnh: VT. 

Trước thời điểm được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, quần thể Di tích Cố đô Huế có khoảng 850 công trình kiến trúc nhưng chỉ còn 460 công trình còn hiện diện. Các di tích khác đã trở thành phế tích và 80% hạng mục thuộc diện cần phải tu bổ cấp thiết. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 1996 – 2010 với tổng mức đầu tư 720 tỉ đồng để bảo quản, trùng tu, phục hồi hơn 80 hạng mục công trình chủ yếu.

Tiếp đó, Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010 – 2020 với tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỉ đồng để tu bổ, phục hồi và tôn tạo hơn 171 công trình, hạng mục công trình. Ngoài các công trình đang thi công tu bổ, một số dự án cũng được tiếp tục và chuẩn bị triển khai đầu tư trùng tu như: Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Quốc Tử Giám, Thái Miếu, Phủ Nội Vụ, Điện Cần Chánh, Đại Cung Môn, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, Văn Miếu…

Ngày 11/1/2022, Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá cảnh quan Cố đô Huế toàn vẹn và bền vững với tư cách một trung tâm văn hoá, di sản quốc gia, khu vực và quốc tế; phục hồi và làm sống lại các không gian di sản, chuyển hoá khu vực Quần thể di tích thành hạt nhân, động lực chủ yếu trong chiến lược phát triển đô thị di sản Huế; giáo dục giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, tạo sinh lực mới, đưa di sản trở về với cộng đồng, gắn kết với cộng đồng và mang lại lợi ích cho cộng đồng…

Các nội dung chủ yếu của đồ án quy hoạch bao gồm: Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch; Quy mô lập quy hoạch; Ranh giới quy hoạch Quần thể di tích Cố đô Huế;  Hệ thống di sản Cố đô Huế; Đặc trưng và giá trị tiêu biểu của di sản Cố đô Huế; Các nhóm giải pháp bảo tồn bền vững; Mô hình bảo tồn bền vững di sản Cố đô Huế với định hướng hiện thực hóa tầm nhìn của Nghị quyết số 54-NQ/TW; Quần thể di tích Cố đô Huế được xác lập bao gồm 5 phân vùng chức năng: (1) Khu vực 14 di tích di sản UNESCO; (2) Khu vực tái tạo di sản và tương tác phát triển; (3) Công viên quốc gia Tam Chủ Sơn; (4) Khu vực cảnh quan văn hóa sông Hương và các chi lưu; (5) Các khu vực đón tiếp và dịch vụ trung tâm được thiết lập, tổ chức trên cơ sở chuyển hóa không gian chức năng, cảnh quan hiện hữu, xen cài các khu vực chuyên đề theo đặc trưng di sản, khu vực phát triển mới, khu vực tương tác phát triển, hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội, hạ tầng văn hóa, du lịch, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật…

Đến thời điểm hiện nay, dự án đã hoàn thành các bước về tổ chức lập quy hoạch, báo cáo phương án quy hoạch, và đang tổ chức trưng bày, lấy ý kiến cộng đồng tại số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế kể từ ngày 06 đến ngày 31/10/2023.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức trưng bày, niêm yết lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế với mục đích phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của người dân sinh sống trong khu vực di tích cũng như các cá nhân quan tâm, đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản Quần thể Di tích Cố đô Huế. Đồng thời tạo sự thống nhất và đồng thuận của người dân trong công tác hoàn thiện các chính sách, thể chế về quy hoạch cũng như bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và khả thi của đồ án quy hoạch.

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi quần thể di tích cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang được lấy ý kiến cộng đồng và tham vấn các chuyên gia để hoàn thiện quy hoạch. 

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, thời gian gần đây, với sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương trong việc tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho Thừa Thiên Huế phát triển đã kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho chiến lược bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế một cách toàn diện, cả vật thể, phi vật thể, cảnh quan môi trường và mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế. 

Hiện, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang triển khai lập và trình duyệt ba đồ án quy hoạch gồm: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Những đồ án quy hoạch này đều thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đồng nhất quan điểm, mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh theo tinh thần chỉ đạo xuyêt suốt tại Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nhiều ý kiến cho rằng, Cố đô Huế là đô thị di sản hiếm có còn tồn tại tương đối hoàn chỉnh duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Công tác lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể Di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 cần có sự kế thừa những thành tựu quy hoạch trước đó từ thời vua Gia Long đến giai đoạn Pháp thuộc. Việc bảo tồn các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế hiện nay cần có sự chung tay từ cộng đồng dân cư để người dân được hưởng lợi từ di tích, cảm thấy tự hào và hạnh phúc khi sinh sống cạnh những di sản văn hóa mà thế giới vinh danh. Những di sản văn hóa Huế đang có cần trở thành nguồn tài nguyên cho ngành công nghiệp văn hoá dịch vụ, trở thành động lực của quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương…

Ngoài ra, đồ án quy hoạch không gian phát triển phải luôn luôn mở, thuận theo thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên và có sự tương tác với cộng đồng. Ở mỗi điểm đến, khách du lịch luôn mong muốn có không gian tương tác, nên nhu cầu về không gian này ở khu di sản Huế là rất lớn. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của một số nơi trên thế giới, đô thị di sản sau khi thu hút đông đảo du khách chỉ quan tâm đến du lịch mà quên đi yếu tố cốt lõi là di sản, dẫn đến suy tàn. Thế nên, cần nghiên cứu, dự báo nguy cơ này. Quy hoạch cần lấy giá trị di sản phi vật thể làm nền, nòng cốt bên cạnh bảo tồn phát huy giá trị di sản vật thể…

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Cũng vào thời gian này, tại đây đã hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá có giá trị. Ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. 

Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... Về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam... 

 

 

Mạnh Dũng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline