Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 15:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Bảo tồn giống dừa sáp Trà Vinh bằng phương pháp cấy mô

Thứ năm, 26/09/2024 07:09

TMO - Sau thời gian trồng thử nghiệm, cây dừa sáp cấy mô đã phát triển tốt, đặc biệt đã cho trái dừa sáp với lượng cơm dày, thơm ngon. Kết quả này mở ra cơ hội mới trong việc nhân giống và bảo tồn giống dừa đặc sản của tỉnh Trà Vinh.

Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng đặc thù của địa phương vùng đất Cầu Kè, nên cây dừa đã cho trái sáp, trở thành một đặc sản ở tỉnh Trà Vinh. Hiện toàn tỉnh Trà Vinh có gần 1.300ha vườn dừa sáp. Theo Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dừa giai đoạn 2022 - 2025, tỉnh Trà Vinh sẽ phát triển thêm khoảng 550 ha dừa sáp đặc sản, quy hoạch vùng trồng, sản xuất theo hướng hữu cơ, VietGAP. Tỉnh Trà Vinh cũng đầu tư hạ tầng vùng trồng dừa, áp dụng công nghệ vào quá trình nhân giống và sản xuất, chế biến. 

Mặc dù có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên quá trình trồng dừa sáp của người dân gặp nhiều khó khăn do việc nhân giống cây dừa sáp không hề dễ dàng. Theo Lãnh đạo Trung tâm Sinh học ứng dụng (Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh) cho biết, do đặc tính di truyền của giống dừa này, trái dừa sáp không thể nảy mầm trong điều kiện tự nhiên nên việc trồng cây giống bằng phương pháp nhân giống truyền thống từ trái dừa không sáp cho tỷ lệ quả dừa sáp tối đa chỉ đạt 25%.

Để khắc phục vấn đề này, các nhà khoa học của Trường Đại học Trà Vinh đã nghiên cứu nhằm hoàn thiện quy trình nuôi cấy phôi dừa sáp với tỷ lệ tỷ lệ trái sáp/buồng đạt từ 85% trở lên. Quy trình nhân giống bằng phương pháp cấy phôi của Trường đã được đăng ký sở hữu trí tuệ với tỷ lệ thành công 63% (100 phôi cho ra được 63 cây). Cây giống đã được Trường thương mại hoá từ năm 2011 đến nay và được phản hồi tích cực từ khách hàng. Hàng năm, có khoảng 5.000 cây giống dừa sáp cấy phôi được Trường chuyển giao đến người sản xuất. Mô hình trồng dừa sáp cấy phôi được nông dân áp dụng, cho hiệu quả kinh tế cao.

Dừa sáp được ưa chuộng bởi cùi mềm, dày, vị thơm, béo. (Ảnh minh hoạ).

Lãnh đạo Hội đồng quản trị Hợp tác xã Dừa sáp Hòa Tân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh chia sẻ, cây dừa sáp cũng có chu kỳ ra quả như dừa thông thường, mỗi tháng sẽ thu hoạch được 1 buồng. Hiện nay, giá dừa sáp loại I là 100.000 đồng/trái, loại II 60.000 đồng/trái. Hiệu quả kinh tế của dừa sáp truyền thống khoảng 100 triệu đồng/ha. Đối với dừa cấy phôi, hiệu quả sản xuất có thể tăng 10 - 20 lần so với trồng dừa thường và gấp 5 - 10 lần so với trồng dừa sáp truyền thống. 

Tuy nhiên một thực tế là giá cây giống dừa sáp cấy phôi hiện nay quá cao, do đó, việc nghiên cứu phương pháp mới nhằm tạo ra cây giống dừa sáp chất lượng cao, giá thành thấp, phù hợp với nhu cầu của đa số người dân là điều rất cần thiết. Bên cạnh những kết quả đạt được trong lĩnh vực nuôi cấy phôi, Trường Đại học Trà Vinh đã được Bộ NN&PTNT đồng ý thực hiện đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu nhân giống dừa bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào và kỹ thuật thâm canh dừa trồng giống nuôi cấy mô” với kinh phí 10,5 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2017 đến năm 2022 (giai đoạn 1).

So với phương pháp nuôi cấy phôi, nuôi cấy mô dừa sáp là quá trình rất khó thực hiện, tuy nhiên những cây con được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô sẽ đồng đều hơn về mặt di truyền cũng như giữ được đặt tính tốt của cây bố mẹ.

Lãnh đạo Trung tâm Sinh học ứng dụng (Khoa Nông nghiệp - Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh) cho biết thêm, các nhà khoa học thuộc Khoa Nông nghiệp - Thuỷ sản (Trường Đại học Trà Vinh) đã phối hợp với nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về nuôi cấy mô tế bào thực vật (Viện Di truyền Nông nghiệp) thực hiện đề tài trên với mục tiêu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm tạo cây giống dừa sáp nuôi cấy mô thông qua sự hình thành phôi vô tính.

Sau 5 năm, các nhà khoa học thực hiện đề tài đã chọn được vật liệu cũng như môi trường thích hợp tạo mô sẹo (callus), biệt hoá tạo phôi vô tính và tái sinh cây con, thiết lập được quy trình đưa cây dừa vô tính – in vitro (trong ống nghiệm) ra trồng và chăm sóc ở nhà lưới/vườn ươm. Đề tài tạo ra được 300 cây con dừa sáp in vitro và 200 cây dừa sáp cấy mô ngoài vườn ươm.

Đây là thành công lớn, là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam về nuôi cấy mô dừa nói chung, dừa sáp nói riêng và đã được các chuyên gia của hội đồng nghiệm thu của Bộ NN&PTNT đánh giá rất cao, đồng ý nghiệm thu đề tài cũng như đề xuất đề tài tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện quy trình và đánh giá sự thích nghi của cây dừa sáp cấy mô tại Trà Vinh cũng như chất lượng trái sáp.

Việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật để sản xuất giống dừa là nhu cầu cấp thiết được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay cây dừa nói chung và cây dừa sáp nói riêng được tạo ra từ phương pháp nuôi cấy mô vẫn chưa được thương mại hoá. Trường Đại học Trà Vinh là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu nhân giống dừa sáp, với thành công ở giai đoạn 1, đã tạo động lực lớn để các nhà khoa học thuộc Trường tiếp tục nghiên cứu.

Tuy nhiên hệ số nhân của phương pháp nuôi cấy mô trên dừa sáp ở giai đoạn 1 còn thấp, cao nhất mới đạt đến 30 (1 mẫu ban đầu có thể tạo 30 cây giống dừa sáp). Để kết quả nghiên cứu có thể đưa vào sản xuất thực tiễn, cần tiếp tục triển khai nghiên cứu ở giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện quy trình, nâng hệ số nhân giống lên 50, tạo cây giống có chất lượng cao, đồng đều về mặt di truyền và triển khai sản xuất cây giống dừa sáp cấy mô ở quy mô công nghiệp. Từ đó hạ giá thành cây giống xuống dưới 100.000 đồng/cây, giúp nhiều người dân có tiếp cận nguồn cây giống này và đưa dừa sáp của tỉnh Trà Vinh thành ngành hàng có thể xuất khẩu số lượng lớn trong thời gian tới.

Việc cây dừa sáp nuôi cấy mô đã cho ra trái dừa sáp có tiềm  năng và cơ hội rất lớn để đưa vào sản xuất rộng rãi nguồn cây giống. Tỉnh Trà Vinh kỳ vọng, với những giá trị cũng như hương vị, chất lượng của quả dừa sáp sẽ được quảng bá đến du khách gần xa, thu hút khách du lịch và nhà đầu tư tới địa phương. Từ đó mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản, đặc sản của tỉnh.

 

 

Minh Dương

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline