Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát

Thứ sáu, 26/07/2024 16:07

TMO - Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát (tỉnh Lào Cai) là khu rừng có đặc tính đa dạng sinh học cao. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời phát huy giá trị đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn này góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chung trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.  

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bát Xát được thành lập năm 2016 theo Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai và nằm trong quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng Quốc gia. Với diện tích hơn 18.600ha nằm trên địa bàn của 5 xã Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và xã Nậm Pung, huyện Bát Xát. Nằm ở đầu dãy núi cao Hoàng Liên Sơn, Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát là khu rừng có đặc tính đa dạng sinh học cao tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng lùn trên núi cao.

Theo các kết quả điều tra, khảo sát đã đánh giá Khu BTTN Bát Xát là vùng rừng có tính đa dạng sinh học cao, tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng trên núi cao. Kết quả đã ghi nhận được 940 loài thực vật, 157 loài động vật có xương sống trên cạn. Trong đó, có tới 22 loài động vật thuộc Danh lục đỏ thế giới và 58 loài thuộc Sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu tại độ cao 2000 m đến 3000 m thuộc tuyến đường đi đỉnh Kỳ Quan San đã ghi nhận được 126 loài chim thuộc 42 họ và 8 bộ, cho thấy sự độc đáo về địa hình, khí hậu đã tạo cho khu hệ chim của Khu BTTN Bát Xát có sự đa dạng tương đối cao về thành phần loài, đại diện cho khu hệ chim của vùng núi cao miền Bắc Việt Nam. 

Đa dạng sinh học tại Khu BTTN Bát Xát đòi hỏi tỉnh Lào Cai cần đẩy mạnh công tác bảo tồn (Ảnh minh họa). 

Hệ sinh thái rừng ở đây bao gồm: Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới núi thấp; rừng kín lá rộng thường xanh núi trung bình và rừng kín lá rộng thường xanh ôn đới núi cao, lạnh. Đặc biệt là hệ sinh thái rừng thường xanh ôn đới núi cao được xác định là một trong những hệ sinh thái rừng quan trọng bậc nhất Việt Nam.

Khu bảo tồn này còn có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với nhiều đỉnh núi cao được xếp bậc nhất nhì ở Việt Nam, như đỉnh Pu Ta Leng cao 3.049 m, Ky Quan San cao 3.046 m, Nhìu Cồ San cao 2.965 m; tuyến khám phá thác đỏ - quần thể thiết sam cổ thụ trên đỉnh Cú Nhù San, di tích Đường đá cổ Pavie, thác Hồng Ngài và cột mốc biên giới số 85...

Xác định công tác bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng đồng thời góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, Ban quản lý Khu BTTN Bát Xát trong thời gian qua thực hiện tốt công tác thừa hành pháp luật về lâm nghiệp, thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương, tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và đình chỉ, xử lý các hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

Trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học được Ban quản lý Khu BTTN Bát Xát xác định là nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, luôn phối hợp quản lý với các cơ quan chức năng, đơn vị giáp ranh và chính quyền địa phương được thực hiện thường xuyên và liên tục. Đồng thời, Ban quản lý triển khai thực hiện hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng, xây dựng và triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân. Nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đã góp phần lớn cho Khu bảo tồn chủ động tổ chức thực hiện các hoạt động tuần tra, ngăn chặn các mối đe dọa đến tài nguyên rừng.

Ban quản lý Khu BTTN Bát Xát xác định bảo vệ, phát triển rừng giữ vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực này. 

Đáng chú ý với công tác phòng chống cháy rừng, Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Bát Xát cho biết: Từ tháng 3/2024, Ban quản lý Khu BTTN Bát Xát đã thành lập 13 chốt bảo vệ rừng và phòng, chống cháy rừng tạm thời tại 5 xã có diện tích rừng thuộc quản lý của khu bảo tồn, gồm Trung Lèng Hồ (4 chốt), Dền Sáng (4 chốt), Y Tý (2 chốt), Sàng Ma Sáo (2 chốt), Nậm Pung (1 chốt). 

Tại mỗi chốt có từ 2 - 4 người, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân trong khu vực tham gia bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng; không khai thác, săn bắt, bẫy, bắt động vật rừng, phá rừng, lấn chiếm rừng; tổ chức trực chốt, kiểm tra, kiểm soát, canh gác người ra, vào rừng thuộc khu vực chốt quản lý và phát hiện kịp thời, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến rừng; mở sổ ghi chép hằng ngày, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình ca trực về Ban Quản lý Khu BTTN Bát Xát. 

Từ đầu năm 2024, Ban quản lý Khu BTTN Bát Xát đã tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong đó, đã kiểm tra UBND cấp xã 13 cuộc, kiểm tra các tổ bảo vệ rừng nhận khoán tại các thôn bản 37 cuộc; thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng 16.053 ha cho 32 cộng đồng thôn/5 xã. Các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng đã bầu ra 32 tổ tuần tra bảo vệ rừng với 195 thành viên. 

Theo đánh giá của Ban quản lý Khu BTTN Bát Xát, hiện nay, Khu Bảo tồn đã hội tụ đầy đủ 3 yếu tố diện tích, tính đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên để nâng hạng thành Vườn Quốc gia. Việc thành lập Vườn Quốc gia trên cơ sở nâng cấp Khu BTTN Bát Xát sẽ tập trung bảo tồn kết hợp với sử dụng bền vững, phát huy giá trị Vườn quốc gia. Bảo tồn và phục hồi các loài hoang dã nguy cấp, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, loài di cư; tăng cường công tác bảo tồn nguồn gen, quản lý tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích và bảo vệ trí thức truyền thống về nguồn gen.

Khi thay đổi về danh hiệu thì chức năng nhiệm vụ và vai trò của Vườn Quốc gia trong công tác bảo tồn, phát triển du lịch sinh thái, phát triển kinh tế xã hội được nâng lên rõ rệt, nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái… sẽ được tăng cường tương xứng với giá trị của Vườn Quốc gia.

 

 

Ngọc Hà 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline