Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 03:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau

Thứ bảy, 03/08/2024 12:08

TMO - Tỉnh Bình Thuận xác định công tác bảo tồn biển là quản lý và bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển, ven biển và hải đảo, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc duy trì, bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau.

Khu bảo tồn biển Hòn Cau có diện tích 12.500 ha (trong đó diện tích biển là 12.360 ha). Năm 2010, UBND tỉnh Bình Thuận ban hành đề án thiết lập Khu Bảo tồn biển (KBTB) Hòn Cau, thuộc khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh. Khu bảo tồn biển Hòn Cau được phân thành 4 vùng chức năng, gồm vùng lõi, vùng đệm của vùng lõi, vùng phục hồi sinh thái và vùng phát triển. Mục tiêu của KBTB Hòn Cau là bảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ nơi quần cư của các loài sinh vật, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và du lịch sinh thái, quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản. 

KBTB Hòn Cau là một trong 16 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam không chỉ đẹp về cảnh quan thiên nhiên mà còn được đánh giá cao về đa dạng sinh học thể hiện sự đa dạng của thủy sinh vật, động vật đáy, rong, cỏ biển, san hô, cá, động vật không xương sống, thú, chim, bò sát, rùa biển… Hòn Cau được các nhà nghiên cứu đánh giá có vị trí cực kỳ quan trọng, là ngư trường rộng lớn của Việt Nam.

Khu Bảo tổn biển Hòn Cau là một trong những khu vực chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao tại tỉnh Bình Thuận.   

Đến nay, KBTB Hòn Cau thống kê được tổng cộng 282 loài san hô tạo rạn, thuộc 67 giống và 19 họ. Ngoài san hô, KBTB này được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao. Nơi đây ghi nhận có hơn 34 loài sinh vật quý hiếm, bao gồm rùa biển, cá heo, các loài giáp xác..., góp phần vào sự đa dạng sinh học biển. 

Đặc biệt, KBTB Hòn Cau hằng năm đón nhiều rùa biển động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong Sách đỏ của thế giới tìm đến sinh sản. Công tác bảo vệ rùa biển tại Hòn Cau đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Số lượng rùa biển lên đẻ trứng tại đây có xu hướng gia tăng từng năm. Tỉ lệ rùa con nở ra và sống sót được cải thiện. Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rùa biển được nâng cao hơn nhờ các hoạt động tuyên truyền, tuần tra.  

Mới đây, trong sáng 2/8 Ban quản lý khu bảo tồn biển Hòn Cau (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) cho biết trong quá trình đi thăm bãi, đội tuần tra kiểm soát của Ban quản lý đã phát hiện một ổ trứng rùa biển. Khu vực phát hiện ổ trứng rùa là tại bãi Tràng Dão, nơi có rạn san hô phong phú và nguồn thức ăn đa dạng của loài rùa biển. Ổ trứng rùa gồm 78 trứng.

Ngay sau khi phát hiện, nhân viên KBTB Hòn Cau đã thu gom, bảo quản và di dời toàn bộ số trứng về nơi ấp nở an toàn. Trong điều kiện thời tiết bình thường, trứng sẽ nở sau 45- 60 ngày. Theo Ban quản lý KBTB Hòn Cau, đây là lần đầu tiên trong năm nay, rùa biển đến Hòn Cau đẻ trứng. Trong 2 năm 2022 và 2023, rùa có lên Hòn Cau nhưng không đẻ trứng. Như vậy sau 2 năm gián đoạn, rùa đã quay trở lại Hòn Cau để đẻ. Đây là một tín hiệu đáng mừng.

Được biết, thời gian từ 5 đến tháng 10 hằng năm là mùa rùa đẻ trứng. Ở Hòn Cau thì chủ yếu là loại Vích lên đẻ trứng. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho rùa mẹ vào mùa sinh sản, nhân viên, tình nguyện viên khu bảo tồn thường xuyên ra bãi rùa để tuần tra, canh rùa lên. Khi phát hiện rùa đẻ sẽ lập tức di dời ổ trứng và xóa sạch dấu vết của rùa mẹ nhằm tránh việc các cá nhân mong muốn trục lợi từ rùa biển mà lần theo dấu vết của chúng. 

Công tác bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học tại KBTB Hòn Cau cần tiếp tục được đẩy mạnh triển khai để bảo vệ và phát triển hệ sinh thái tại khu vực này. 

Hiện nay công tác tuần tra, bảo vệ, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm trong khu bảo tồn biển được Ban Quản lý (BQL) KBTB Hòn Cau phối hợp với các cơ quan chức năng, địa phương thực hiện, góp phần bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học biển trong khu bảo tồn biển. Thời gian qua, các đơn vị đã phối hợp phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhiều vụ việc vi phạm trong khu bảo tồn biển như sử dụng ngư cụ cấm khai thác trong khu bảo tồn biển; khai thác, mua bán trái phép san hô dọc theo quốc lộ 1A (đoạn giáp ranh giữa tỉnh Bình Thuận với tỉnh Ninh Thuận).

Cùng với công tác bảo tồn tài nguyên biển, theo thống kê sơ bộ số lượng khách đến tham quan, du lịch tại KBTB Hòn Cau khoảng từ 5.000 - 5.500 du khách/năm. BQL KBTB Hòn Cau đã phối hợp tham gia một số hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động du lịch sinh thái, bảo tồn biển tại đây. Những kết quả đạt được đã góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn biển. Đồng thời, tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân địa phương và thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái. 

Theo UBND tỉnh, để quản lý hiệu quả, mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, ven biển, cần giải pháp về thể chế, chính sách. Cùng với đó, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo tồn biển. Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền thường xuyên, cần đưa các nội dung về bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào chương trình đào tạo, học ngoại khóa của các trường học, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong học sinh, sinh viên.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm các hoạt động quảng cáo, mua bán các loài thủy sản hoặc sản phẩm của loài thủy sản nguy cấp quý hiếm tại các cơ sở buôn bán, trên các trang mạng xã hội, cổng thông tin điện tử để tăng tính nghiêm minh của pháp luật. Thành lập, khuyến khích người dân, doanh nghiệp tham gia vào các tổ cộng đồng về khai thác, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh du lịch để chung tay, góp sức bảo vệ môi trường, hệ sinh thái trong khu bảo tồn biển…./. 

 

 

Thu Hằng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline